vendredi 15 septembre 2023

DÂN CA 3 MIỀN

Một Công Trình Để Đời của Nhạc Sĩ Y Vân
Nhạc sĩ Y Vân rất đa tài, ngoài những sáng tác đa dạng thuộc nhiều thể loại được ưa thích trước năm 1975 tại Miền Nam, ông còn là một nhạc sĩ hòa âm sáng giá, nổi tiếng ăn khách trong giới kinh doanh sản xuất thu băng đĩa nhạc. Nhạc sĩ Y Vân có thời gian cộng tác với hãng đĩa nhạc Continental và Sơn Ca do Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông làm giám đốc nghệ thuật; đó cũng là nơi Y Vân đã để lại một dấu ấn đặc biệt ít người biết trong thời vàng son của ông.

vendredi 4 novembre 2022

Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: Lính tráng (2)

Trong lãnh vực văn chương, Sài Gòn xưa không thiếu những ấn phẩm viết về lính. Một trong những tác phẩm nổi bật là Đời Phi Công của nhà văn Toàn Phong, bút hiệu của Đại tá Không quân Nguyễn Xuân Vinh. Đời Phi Công xuất bản lần đầu năm 1960 và được Giải thưởng Văn chương Toàn quốc cùng năm. Trong một phỏng vấn ở hải ngoại sau này, tác giả Toàn Phong cho biết ông bắt đầu viết Đời Phi Công vào năm 1959 và đăng mỗi tuần một kỳ vào ngày thứ Hai trên nhật báo Tự Do.

Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: Lính tráng (1)

Ngôn ngữ Sài Gòn trước 1975 mang đậm chất “lính”. Cũng là điều dễ hiểu vì miền Nam khi đó đang trong thời kỳ “leo thang chiến tranh” với lệnh “tổng động viên” trên toàn lãnh thổ. Thanh niên đến tuổi 18 đều bị “động viên” vào quân ngũ, chỉ trừ một số trường hợp được “hoãn dịch” vì lý do sức khỏe, gia cảnh hoặc học vấn.
“Đi lính” là một thuật ngữ xuất hiện thường xuyên trên đầu môi cũng như trong tâm thức của mọi người. Bậc cha mẹ lo lắng khi con cái đến tuổi “quân dịch” còn thanh niên thì đứng trước một ngã rẽ quan trọng của cuộc đời: “xếp bút nghiên theo việc đao cung”. Mối lo của họ được thể hiện qua ám ảnh “Thi rớt tú tài…” và còn bi đát hơn với hai câu thơ:

Góp nhặt buồn vui thời điêu linh: Đốt sách

“Nơi nào người ta đốt sách thì họ sẽ kết thúc bằng việc đốt sinh mạng con người”.

Theo Sử ký Tư Mã Thiên, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, thừa tướng Lý Tư đã đề nghị dẹp bỏ tự do ngôn luận để thống nhất chính kiến và tư tưởng. Lý Tư chỉ trích giới trí thức dùng ‘sự dối trá’ qua sách vở để tạo phản trong quần chúng.

lundi 17 octobre 2022

TIẾNG HÁT NỬA VỜI, LỆ ĐÁ và dòng nhạc của Trần Trịnh

Năm 2007, Nhạc sĩ Thanh Trang có cảm hứng giới thiệu vài nhạc phẩm của Nhạc sĩ Trần Trịnh trong đó có 2 bài rất hay: Cung Đàn Muôn Điệu (sáng tác đầu tay 1954) và Tiếng Hát Nửa Vời (sáng tác 1975)! Tôi đã thực hiện trang này với một chút tiểu sử và bài viết của Nhạc sĩ Trường Kỳ.
Trong vòng 2 tuần lễ vừa qua, tôi nhận được tin buồn từ Nam California: tuần trước nhà thơ, nhà tranh đấu cho dân chủ Nguyễn Chí Thiện qua đời (ngày 2 tháng 10) và vài hôm trước Nhạc sĩ Trần Trịnh (Trần Văn Lượng) đã ra đi vĩnh viễn (ngày 10 tháng 10, 2012). 

Việt Nam Quê Hương Yêu Dấu-Viet Nam My Beloved Country