Nhạc sĩ Hoài Bắc Phạm Đình Chương ra đời tại Hà Nội vào năm 1929, trong một gia đình nghệ sĩ, học Trường Bưởi Thanh Hóa sau Toàn Quốc Kháng Chiến chống Pháp 1945. Sáng tác nhạc trước tuổi 20, ông là tác giả những ca khúc dân tộc như Tiếng Dân Chài, Ly Rượu Mừng, Hội Trùng Dương, hay những sầu khúc nhạc phổ thơ như Nửa Hồn Thương Đau, Mắt Biếc, Mộng Dưới Hoa, Người Đi Qua Đời Tôi ...
dimanche 29 août 2021
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương & tác phẩm
Tới Hoa Kỳ được ít năm, Phạm Đình Chương từ trần tại Quận Cam, California vào ngày 13 tháng 7 năm Tân Mùi, nhằm ngày 22 tháng 8 năm 1991.
Danh ca Châu Hà – Giọng hát mẫu mực của làng nhạc Sài Gòn trước 1975
Trong làng nhạc miền Nam trước 1975, Châu Hà là một trong những danh ca tiêu biểu có giọng hát hát thiên phú được đánh giá là có kỹ thuật thượng thặng, chuẩn mực, chuyên trình diễn những bài ca đòi hỏi trình độ cao về nhạc thuật.
Danh ca Châu Hà tên thật là Trần Thị Hồng Tâm, sinh năm 1935 trong một gia đình trí thức khá giả ở Hải Phòng. Thuở nhỏ, khi mới 5 tuổi, vì ở nhà có máy phát nhạc loại đĩa đá, bà tự mở nghe nhạc suốt ngày đến nỗi thuộc hết nhạc của các ca sĩ Pháp lừng danh như Jeanette Macdonald, đặc biệt là Toni Rossi.
Tiếng hát Châu Hà: Niềm đam mê âm nhạc vượt thời gian
Những ai mê các ca khúc trữ tình của nhạc sĩ lừng danh Văn Phụng đều biết đến giọng ca mượt mà của ca sĩ Châu Hà, người bạn đời gắn bó và cũng là nguồn cảm hứng sáng tác của ông trong rất nhiều tác phẩm.
Sinh ra trong một gia đình khá giả, bố người Bắc, mẹ là người miền Nam ở Mỹ Tho, ca sĩ Châu Hà thủa nhỏ đã theo học một trường của các nữ tu tại Sài Gòn và quen hát Thánh ca. Bà học đàn piano với một thầy nổi tiếng nghiêm khắc, nên bà hấp thụ được rất nhiều.
Cao Tần, thơ người di tản buồn
Giở từng trang thơ, để thấy những ngôn ngữ linh hoạt, những chữ lóng,
những ngôn từ dân giã, tất cả làm nổi bật một phong vị có lúc như diễu
cợt, có lúc như ngông nghênh, mà có lúc là tình cảnh “ở ngoài cười nụ ở
trong khóc thầm”. Người tị nạn đã trải qua những đoạn đời, đã qua nhiều
nghịch cảnh, sẽ thấy thấm thía biết bao nhiêu với tâm cảm người thơ. Nếu
nói thơ Cao Tần là biểu hiện sống động một thời kỳ của người Việt di
tản đầu tiên thì cũng chưa đầy đủ mà phải nói rằng thơ Cao Tần đã làm
hồi sinh lại một thời đại văn học lưu vong ở hải ngoại…
Nguyễn Đình Toàn – Một Ngày Sau Chiến Tranh
Nhạc Nguyễn Đình Toàn, tiếng kêu bi thương của thời đại ...
Hơn
ba mươi năm sau, khi khối người Việt Nam lưu lạc nơi hải ngoại đã
chuyển tiếp từ thế hệ thứ nhất qua thế hệ thứ hai, rồi thế hệ thứ ba,
“Tình Ca Việt Nam” mới được in và phát hành lần đầu tiên dưới hình thức
CD. Nguyễn Ðình Toàn gửi đến thính giả mười lăm bài hát cũ của chương
trình “Nhạc Chủ Ðề” trên làn sóng điện của Ðài Phát Thanh Sài Gòn, cùng
lúc với tuyển tập ca khúc thứ hai do ông sáng tác “Tôi Muốn Nói Với Em”.
Inscription à :
Articles (Atom)