vendredi 4 novembre 2022

Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: Lính tráng (2)

Trong lãnh vực văn chương, Sài Gòn xưa không thiếu những ấn phẩm viết về lính. Một trong những tác phẩm nổi bật là Đời Phi Công của nhà văn Toàn Phong, bút hiệu của Đại tá Không quân Nguyễn Xuân Vinh. Đời Phi Công xuất bản lần đầu năm 1960 và được Giải thưởng Văn chương Toàn quốc cùng năm. Trong một phỏng vấn ở hải ngoại sau này, tác giả Toàn Phong cho biết ông bắt đầu viết Đời Phi Công vào năm 1959 và đăng mỗi tuần một kỳ vào ngày thứ Hai trên nhật báo Tự Do.

Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: Lính tráng (1)

Ngôn ngữ Sài Gòn trước 1975 mang đậm chất “lính”. Cũng là điều dễ hiểu vì miền Nam khi đó đang trong thời kỳ “leo thang chiến tranh” với lệnh “tổng động viên” trên toàn lãnh thổ. Thanh niên đến tuổi 18 đều bị “động viên” vào quân ngũ, chỉ trừ một số trường hợp được “hoãn dịch” vì lý do sức khỏe, gia cảnh hoặc học vấn.
“Đi lính” là một thuật ngữ xuất hiện thường xuyên trên đầu môi cũng như trong tâm thức của mọi người. Bậc cha mẹ lo lắng khi con cái đến tuổi “quân dịch” còn thanh niên thì đứng trước một ngã rẽ quan trọng của cuộc đời: “xếp bút nghiên theo việc đao cung”. Mối lo của họ được thể hiện qua ám ảnh “Thi rớt tú tài…” và còn bi đát hơn với hai câu thơ:

Góp nhặt buồn vui thời điêu linh: Đốt sách

“Nơi nào người ta đốt sách thì họ sẽ kết thúc bằng việc đốt sinh mạng con người”.

Theo Sử ký Tư Mã Thiên, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, thừa tướng Lý Tư đã đề nghị dẹp bỏ tự do ngôn luận để thống nhất chính kiến và tư tưởng. Lý Tư chỉ trích giới trí thức dùng ‘sự dối trá’ qua sách vở để tạo phản trong quần chúng.