LITTLE SAIGON (NV) - Nhạc sĩ Nhật Ngân qua đời lúc 10 giờ sáng Thứ Bảy, 21 tháng 1, hưởng thọ 70 tuổi, theo lời nữ sĩ Quỳnh Giao, cháu gọi nhạc sĩ này bằng cậu họ, xác nhận với báo Người Việt.
Nhật báo Người Việt có tìm cách liên lạc với gia đình người quá cố, nhưng không được.
Nhạc sĩ Nhật Ngân, tên thật Trần Nhật Ngân,
là tác giả nhiều nhạc phẩm nổi tiếng trước và sau năm 1975, như “Xuân
Này Con Về, Mẹ Ở Ðâu,” “Xuân Này Con Không Về” và “Qua Cơn Mê” (hai bài
này viết chung với Trần Trịnh và Lâm Ðệ), “Lính Xa Nhà,” “Ðêm Nay Ai Ðưa
Em Về,” “Một Mai Giã Từ Vũ Khí” (lấy tên tác giả Ngân Khánh, tên con
gái ông)... Một bài hát sáng tác sau 1975 cũng nổi tiếng một thời là
“Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh”. Ông sáng tác hơn 200 ca
khúc, gồm nhiều thể loại, từ nhạc tình cảm, thiếu nhi, lính và quê
hương. Ông cũng phổ thơ và đặt lời Việt cho nhiều bản nhạc ngoại quốc.
Trong
một lần trả lời phỏng vấn đài phát thanh RFA năm 2008, nhạc sĩ cho biết
bài “Tôi Ðưa Em Sang Sông” cũng do ông sáng tác, và là tác phẩm đầu
tay, có sự đóng góp của nhạc sĩ Y Vân. “Khung cảnh bản tình ca này là
bến đò An Hải trên sông Hàn, Ðà Nẵng. Năm 1960, danh phận chưa có, chàng
trai đành ngậm ngùi khi nghe tin người yêu phải theo lời gia đình, đi
lấy chồng. Ghi lại tình cảm của mình qua nhạc bản này, viết xong Nhật
Ngân gửi vào Sài Gòn nhờ một nhạc sĩ đã có tên tuổi là Y Vân phổ biến
giùm. Y Vân sửa đổi vài câu cho hợp với đường lối của Bộ Thông Tin khi
đó, rồi ghi tên người em là Y Vũ vào chung với Nhật Ngân,” theo tường
thuật của RFA.
Nhạc sĩ Nhật Ngân là người gốc Bắc,
theo ông cho RFA biết. Cha ông hồi xưa là công chức, đến năm 1952 đổi
vào Huế và đưa cả gia đình vào. Thành ra, nhạc sĩ Nhật Ngân lớn lên ở
Huế, rồi vào Ðà Nẵng học trung học. Ông kể: “Cái gắn bó của tôi với
Quảng Nam-Ðà Nẵng thì hơi nhiều, và cứ mặc nhiên là những người nào ở
Quảng Nam-Ðà Nẵng họ quý mến mình, họ gắn cho mình là dân xứ Quảng thì
tôi nghĩ cái đó cũng chẳng thành vấn đề gì, tại vì cả một cái thời tuổi
trẻ của tôi ở trung học cũng như là đi vào văn nghệ, thành tôi rất yêu
mến xứ Quảng Nam-Ðà Nẵng.”
Nhạc sĩ cũng cho biết số
bản nhạc ông sáng tác ở hải ngoại nhiều hơn thời kỳ trong nước trước
năm 1975. “Bài tôi viết ở hải ngoại nhiều hơn số bài tôi viết ở trong
nước tại vì từ năm 1975 thì tôi đâu có được viết đâu. Tới năm 1982 ra
khỏi nước, tôi mới bắt đầu viết lại, thành ra là số bài ở ngoài này tính
ra có thể gấp ba lần những bài tôi đã viết ở Việt Nam,” nhạc sĩ nói với
RFA.
Năm 1992, nhạc sĩ bị bệnh, phải đi mổ, cắt đi
2/3 bao tử bị ung thư. Trước khi qua đời, ông vẫn tập thể dục mỗi sáng
vài giờ với khí công, dưỡng sinh và quần vợt.
Ngoài
sáng tác, ông cũng là giám khảo nhiều cuộc thi tuyển lựa ca sĩ do các
cơ quan truyền thông vùng Little Saigon tổ chức. Hồi cuối năm 2011, ông
đã không thể tham gia làm giám khảo cuộc thi Giọng Ca Vàng do đài truyền
hình SBTN và Trung Tâm Asia tổ chức, vì bị bệnh nặng vào phút chót. (Ð.D.)
(Nguồn: website của Nhạc Sĩ Lê Dinh)
> Viếng thăm Anh Nhật Ngân Lần Cuối - Nguyễn Tài Ngọc (pdf)
> Phóng sự của SBTN-Cali (youtube - phút 10:30)
> Phóng sự của Phan Lệ Nam (youtube)
Vào
sáng 28 tháng 1 nhằm ngày Mùng Sáu Tết Nhâm Thìn, tại nhà quàn Peek
Family thành phố Westminster, gia đình cố nhạc sĩ đã cùng đồng hương
thân hữu cử hành tang lễ tiễn đưa linh cữu cố nhạc sĩ Nhật Ngân đến nơi
an nghỉ cuối cùng trong nghĩa trang Westminster.
Ước
lượng có tới trên ba trăm đồng hương và thân hữu đã có mặt trong buổi
tiễn đưa này. Theo sổ ghi Thăm Viếng thì con số người đến với nhạc sĩ
Nhật Ngân khi nhạc sĩ đã ra đi có thể tới con số cả ngàn người.
>Toàn bài viết: Tiễn Đưa Nhạc Sĩ Nhật Ngân - Nguyên Huy - Báo Người Việt (pdf)
“Hôm nay, nhạc sĩ có nhiều vướng bận với chữ 'Xuân' và 'Mẹ' đã thực sự 'Giã Từ Vũ Khí.'”
Ðó
là lời mở đầu của nhà văn Huy Phương trong buổi lễ tưởng niệm nhạc sĩ
Nhật Ngân tổ chức tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, Westminster,
chiều Chủ Nhật.
“Sự
hiện diện đông đảo của đồng hương tại đám tang hôm Thứ Bảy và buổi lễ
tưởng niệm Nhật Ngân hôm nay cho thấy không phải ai ra đi cũng được
nhiều người tiếc thương như vậy,” nhà văn Huy Phương, trưởng phòng Tâm
Lý Chiến Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, nơi cố nhạc sĩ Nhật Ngân công
tác, nói tiếp. “Tôi tin là buổi tưởng niệm hôm nay sẽ đọng lại trong
chúng ta một kỷ niệm đẹp về người nhạc sĩ tài hoa này. Xin một lần nữa
chia buồn cùng gia đình anh Nhật Ngân.”
>Toàn bài viết: Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Nhật Ngân - Đỗ Dũng - Báo Người Việt (pdf)
> Phóng sự (youtube)
"
... Mối sơ giao của tình bằng hữu trong âm nhạc giữa tôi với anh Nhật
Ngân ấy là lúc năm 1977, tôi thường đàn dương cầm trong quán nhạc Ngã Ba
Ông Tạ, nằm trong một ngõ hẻm xuyên qua tu viện Mân Côi."
> Toàn bài viết: Những Mẩu Chuyện Nhỏ Với Nhạc Sĩ Nhật Ngân - Linh Phương (pdf)
Nhạc Sĩ Linh Phương (Texas) sáng tác và đàn "Một Vì Sao Rơi" để tiễn Nhạc Sĩ Nhật Ngân
Ca Sĩ Thanh Thúy hát: "Tôi Đưa Em Sang Sông"
Lời cầu nguyện! Tháng Mười Hai 19, 2011 - Nguồn: website của Ca sĩ Thanh Thúy http://thanhthuy.me/
Thanh Thúy vừa nhận được tin các Nhạc Sĩ Anh Bằng, Nhật Ngân và Nguyễn Hữu Tân cùng một lúc đang lâm bịnh nặng.
Ngoài vấn đề thân thiết nhau trong tình nghệ sĩ và làm việc chung với nhau trong bao thập niên qua, các anh đối với Thanh Thúy còn như những người anh thân thương, hướng dẫn Thanh Thúy trên bước đường nghệ thuật, cùng chia sẻ bao nhiêu là ngọt bùi, đắng cay của kiếp tằm… Các anh đã cống hiến cho đời bao nhiêu là nhạc phẫm tuyệt vời, bất tử và một số các tác phẫm ấy đã giúp tạo dựng tên tuổi Thanh Thúy ngày hôm nay. Thanh Thúy luôn mang trong lòng một niềm biết ơn sâu xa đối với các anh.
Không riêng gì Thanh Thúy, mà Thanh Thúy còn tin rằng tất cả quí khán thính giả khắp mọi nơi trên thế giới, gia đình và bạn hữu của các anh cũng đều cầu nguyện cho các anh chóng bình phục.
Xin gởi đến các anh những lời cầu chúc chân thành nhất của Thanh Thúy.
Ngoài vấn đề thân thiết nhau trong tình nghệ sĩ và làm việc chung với nhau trong bao thập niên qua, các anh đối với Thanh Thúy còn như những người anh thân thương, hướng dẫn Thanh Thúy trên bước đường nghệ thuật, cùng chia sẻ bao nhiêu là ngọt bùi, đắng cay của kiếp tằm… Các anh đã cống hiến cho đời bao nhiêu là nhạc phẫm tuyệt vời, bất tử và một số các tác phẫm ấy đã giúp tạo dựng tên tuổi Thanh Thúy ngày hôm nay. Thanh Thúy luôn mang trong lòng một niềm biết ơn sâu xa đối với các anh.
Không riêng gì Thanh Thúy, mà Thanh Thúy còn tin rằng tất cả quí khán thính giả khắp mọi nơi trên thế giới, gia đình và bạn hữu của các anh cũng đều cầu nguyện cho các anh chóng bình phục.
Xin gởi đến các anh những lời cầu chúc chân thành nhất của Thanh Thúy.
> Nhạc sĩ Nhật Ngân nói về ca sĩ Thanh Thúy ( trong đêm Asia vinh danh Thanh Thúy)
>"Anh Đi Lửa Vẫn Còn Đây" sáng tác (2011) của nhạc sĩ Nhật Ngân qua tiếng hát của tác giả
Nhạc Sĩ Nhật Ngân sáng tác "Anh Đi Lửa Vẫn Còn Đây" để tiễn bạn Nguyễn Đức Quang ra đi vĩnh viễn ngày 27/3/2011
Tiễn Người Đưa Em Sang Sông
cuối năm chờ đón giao thừa
niềm vui bất chợt chịu thua nỗi buồn
nghe tin anh đi bất thường
ngẩn ngơ đứng ngó vách tường thở ra
mới như vừa gặp hôm qua
nụ cười tiếng nói thiết tha yêu đời
câu ca còn ấm trên môi
Tình Học Trò (1) chạy quanh đời thanh xuân
Con Đường Năm Xưa (1) sáng trưng
những tà áo trắng thơm lưng nắng đầy
lời thơ tôi được chở bay
bằng dòng âm nhạc anh thay gió trời
mới đây mà đã đi rồi
ơi ông anh sống trọn đời âm thanh
ơi người đưa tình xuân xanh
qua sông một thuở hiền lành dễ thương
cơn bệnh cũ tưởng đã nhường
tài hoa rộng bước, bất thường quay lui
anh đi vội trong ngậm ngùi
bao nhiêu khán thính giả như bàng hoàng
thẩn thờ tôi trải khăn tang
bằng vần lục bát mươi hàng tiễn đưa
bao nhiêu lời rồi cũng thừa
chào anh lần cuối, giọt mưa xót lòng
xưa anh đưa người sang sông
giờ trăm người tiễn anh bồng bềnh bay
hồn nương bạc trắng chân mây
khúc ca ở lại vơi đầy tháng năm
Lê Hân(1) thơ Lê Hân, Nhật Ngân phổ nhạc
ÔB
Thi nhạc sĩ Phan Ni Tấn, Ký Giả Trường Kỳ, GS Đoàn Phế, NS Nhật Ngân,
ca sĩ Hoàng Lan, Văn sĩ Song Thao, Ký giả Nguyễn Anh Lễ, Thi sĩ Luân
Hoán (Toronto, Canada 2006)
Nhật Ngân: 40 năm cho âm nhạc Việt Nam - Trường Kỳ
"Tôi
không bao giờ than vãn cuộc đời. Tôi vẫn mang trái tim của tôi, mang sự
yêu mến cuộc đời của mình để bước vào cuộc đời" Năm nay 58 tuổi đời,
nhưng Nhật Ngân đã có một quá trình hoạt động trong lãnh vực âm nhạc từ
40 năm qua. Ðó là một tên tuổi lớn trong làng âm nhạc, tác giả của nhiều
ca khúc giá trị - với số lượng lên tới hàng trăm bài, không kể đến
những nhạc phẩm Mỹ hoặc Pháp do ông soạn lời Việt. Không những thế,
ngoài việc sáng tác ca khúc, Nhật Ngân còn là tác giả của nhiều nhạc
kịch rất quen thuộc trong các chương trình video.
Trần
Nhật Ngân, sinh năm 1942 tại Thanh Hóa và là con út trong một gia đình
sáu người con. Vì thân phụ là một công chức thường phải di chuyển nhiều,
nên Nhật Ngân cũng đã từng sống ở nhiều nơi: Huế và Ðà Nẵng. Vào khoảng
cuối thập niên 50, Nhật Ngân cùng mẹ vào Sài Gòn, theo chân các anh chị
đã vào đây từ trước, trong khi bố ông đã qua đời từ lâụ Sau khi học hết
trung học ở trường Võ Trường Toản và lấy được mảnh bằng tú tài, ông trở
ra Ðà Nẵng dạy nhạc và Việt văn tại trường Phan Thanh Giản. Trước đó,
tại Ðà Nẵng và Huế, Nhật Ngân đã đến với âm nhạc qua sự chỉ dẫn của các
linh mục và sau đó ở Sài Gòn, qua sự hướng dẫn của những người thân
trong họ là giáo sư âm nhạc và nhạc sĩ nổi tiếng như Ðỗ Thế Phiệt và
Nhật Bằng.
Theo lời tâm sự của Nhật Ngân, đáng lẽ
ông đã trở thành một nhạc công xử dụng vĩ cầm như người em họ là Nhật
Hiền, nhưng vì gia đình ông quá nghèo, không đủ khả năng mua cho ông
nhạc khí này Do đó, ông đành quyết định thôi học. Và chính quyết định đó
đã đưa Nhật Ngân đi theo con đường sáng tác.
"Tôi Ðưa Em Sang Sông"
Vì
lòng đam mê âm nhạc và nhất là nhờ ở khả năng thiên phú của mình, Nhật
Ngân đã hoàn thành nhạc phẩm đầu tay khi ông mới vừa 18 tuổi vào năm
1960. Ðó là một ca khúc tình cảm mang tên "Tôi Ðưa Em Sang Sông."
Về
trường hợp ra đời ca khúc này, Nhật Ngân cho biết: Khi trở về dạy học ở
Ðà Nẵng, ông có một người yêu, mà thời đó các gia đình ở miền Trung,
vấn đề là phải có chức phận, thì họ mới gả con gái cho mình. Thế nhưng
thuở đó ông chỉ là người dạy học thôi, nhất là còn trẻ lắm, nên gia đình
cô ấy không chịu gả và cô ấy đi lấy chồng. "Thật sự là ngẫu hứng thôi,
tôi làm bài hát đó". Mặc dù chưa có phương tiện phổ biến rộng rãi trong
thời gian đầu, nhưng "Tôi Ðưa Em Sang Sông" đã trở thành một ca khúc
được giới học sinh, sinh viên Ðà Nẵng rất ưa thích, chép tay chuyền cho
nhau hát. Sau đó Nhật Ngân gửi ca khúc này vào Sài Gòn nhờ nhạc sĩ Y Vân
phổ biến dùm, với sự sửa đổi một vài chữ trong bản nhạc cho hợp với
đường lối của Bộ Thông Tin, lúc đó không cho phép phổ biến những nhạc
phẩm ủy mị, ướt át. Câu "Rồi thời gian lặng lẽ trôi, đời tôi là cánh mây
trôi bốn phương trờị Và đời em là cánh hoa thì bao người ước mơ, đưa
đón trông chờ" được nhạc sĩ Y Vân đổi thành "Rồi thời gian lặng lẽ trôi,
đời tôi là chiến binh đi khắp phương trờị Và đời em là cánh hoa thì bao
người ước mơ, đưa đón trông chờ" cho phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh
của đất nước. Câu kết của bản chính là "Nàng đã thay một lối về, thay cả
bàn tay đón đưa" cũng đã được Y Vân đổi thành "Nàng đã thay một lối về,
quên cả người trong gió mưa." Sự thay đổi lời ca này đã khiến cho cảm
thấy "hẫng" đi một chút, như lời ông nói, vì không đúng với tâm trạng
của mình khi đến lúc đó, chưa hề trải qua đời sống trong quân ngũ. Hơn
nữa, vì tác giả còn là một người chưa có tên tuổi nên cần nhờ tới một
nhạc sĩ nổi tiếng đứng chung tên với "Tôi Ðưa Em Sang Sông" để dễ dàng
đến với quần chúng hơn. Khi được phát hành, "Tôi Ðưa Em Sang Sông" được
ký tên bởi hai người là Trần Nhật Ngân và Y Vũ.
Ðêm Nay Ai Ðưa Em Về
Với
một tâm hồn lãng mạn của thời niên thiếu, Nhật Ngân, vì cảm mến giọng
ca của một nữ ca sĩ tên tuổi thời đó, đã cảm hứng để sáng tác tình khúc
thứ nhì của ông là "Ðêm Nay Ai Ðưa Em Về" đã được Lệ Thanh trình bầy lần
đầu tiên qua phần phụ họa của Hồng Phúc và Thanh Sơn. Cũng như "Tôi Ðưa
Em Sang Sông," nhạc phẩm "Ðêm Nay Ai Ðưa Em Về" vào đầu thập niên 60 đã
trở thành ca khúc quen thuộc đối với thính giả của các đài Sài Gòn và
Quân Ðội và là những nhạc phẩm được nhà Diên Hồng xuất bản dưới hình
thức những bản nhạc rời bán rất chạy.
Cuộc đời quân ngũ
Năm
1965, Nhật Ngân gia nhập Cục Tâm Lý Chiến, một năm sau ông được chuyển
về làm trưởng ban văn nghệ của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung cho đến
năm 1975. Trong thời kỳ này ông viết rất nhiều ca khúc về quân đội,
trong số có những bài quen thuộc như "Người Tình Và Quê Hương," "Lính Xa
Nhà," "Mùa Xuân Của Mẹ," "Xuân Này Con Không Về," v.v. Riêng ca khúc
sau là một trong những ca khúc dính liền với tên tuổi của Duy Khánh,
khiến có nhiều người lầm tưởng chính Duy Khánh là tác giả.
Sau
1975 kẹt lại Việt Nam, Nhật Ngân thỉnh thoảng cùng với một số anh chị
em cùng hoàn cảnh đi trình diễn nhiều nơi. Thời gian này ông đã cho ra
đời nhạc phẩm nổi tiếng, có tính cách châm biếm điều mà nhà cầm quyền
Việt Nam thời kỳ này gọi là "giải phóng" vào tháng Tám năm 75. Ðó là ca
khúc "Anh Giải Phóng Tôi Hay Tôi Giải Phóng Anh?" được nữ ca sĩ Ngọc
Minh phổ biến đầu tiên tại hải ngoại sau khi vượt biển rời khỏi Việt
Nam.
Nhật Ngân sau đó cũng một mình rời Việt Nam
vào năm 1982, bị kẹt ở trại tỵ nạn Sikiu, Thái Lan cho đến năm 84 mới
được nhận vào Hoa Kỳ và ông được nữ ca sĩ Thanh Thúy bảo trợ về sống tại
phía bắc Hollywood. Một thời gian sau, ông dời xuống Orange County ở
chung với nghệ sĩ Nguyễn Long trong khi chờ ngày đoàn tụ với vợ con vào
năm 90.
"Thích thì tôi viết, không thích thì tôi thôi"
Nhật
Ngân lập gia đình vào năm 1969 và có ba người con. Người con gái lớn
của ông tên Ngân Khánh, đã tốt nghiệp cử nhân về âm nhạc Ðại học
Fullerton, Nam Californiạ Ông đã lấy tên Ngân Khánh để ký dưới một số
nhạc phẩm như "Giã Từ Vũ Khí" và "Cám Ơn." Người con trai kế của ông
đang theo học về ngành dược, trong khi người con trai út đã tốt nghiệp
về ngành điện toán. Với tình trạng như vậy, Nhật Ngân cho là mình đã
được thảnh thơi trong việc sáng tác "thích thì tôi viết, không thích thì
tôi thôi."
Ngay thời gian đầu đặt chân lên đất
Mỹ, Nhật Ngân đã vùi đầu ngay vào công việc sáng tác. Ông cho ra đời
nhạc phẩm đầu tiên tại hải ngoại là "Hương." Nhật Ngân đã dựa trên một
bài thơ của Nguyễn Long để soạn thành ca khúc nàỵ "Hương" đã thành công
ngay từ bước đầu với tiếng hát của Elvis Phương, kế đó với tiếng hát của
Tuấn Anh và gần đây hơn cả là Nguyễn Hưng. Nhật Ngân cũng từng phổ nhạc
từ một số bài thơ tại hải ngoại, trong số có bài thơ "Kiếp Sau" của
Trần Mộng Tú, do Ái Vân trình bầy trên một chương trình video của trung
tâm Thúy Nga.
Nhật Ngân cho biết đối với những
sáng tác có "hơi hướng quê hương" của ông "thì Duy Khánh, Hương Lan,
Thanh Tuyền là thích hợp hơn cả ". Do đó, ông thường nhắm vào một tiếng
hát đặc biệt để sáng tác trước khi gửi đến người nghe. Còn về những ca
khúc tình cảm thì "những bài của tôi như "Ngày Vui Qua Mau," "Lời Ðắng
Cho Một Cuộc Tình" hay "Hương" thì đủ giọng ca có thể hát được."
Tình trạng nghệ sĩ sáng tác hiện nay
Theo
Nhật Ngân, cuộc sống của một nghệ sĩ sáng tác hiện nay ở hải ngoại đang
trong tình trạng dễ thở hơn những năm trước về mặt kinh tế mà nguyên
nhân chính do sự phổ biến mạnh mẽ của các chương trình video ca nhạc. Sự
phát triển của video từ hơn 10 năm nay đã nuôi dưỡng được phong trào
sáng tác nhạc mới cũng như một số hoạt động văn nghệ cho các nhạc sĩ
bằng cách này hay cách khác có thể sống được. "Những năm trước thì tôi
nghĩ là không sống nổị Cái thời điểm trước, từ 84 trở đi cho tới khoảng
độ 90, 91, 92 chẳng hạn thì tương đối mình sống vẫn èo ọt lắm. Nhưng
những năm sau này chẳng hạn, từ khi mà video mạnh lên, những video như
là Thúy Nga, Asia hay mấy trung tâm lớn họ làm mạnh lên thì tôi nghĩ nếu
những người nào có khả năng thì có thể vẫn sống được với ngành âm
nhạc."
Ðối với một số nhạc sĩ khi ghi nhận về dòng
nhạc Việt trong nước và hải ngoại đã cho rằng có sự khác biệt, nhưng
theo Nhật Ngân thì hai dòng nhạc đều giống nhau, đặt căn bản trên sự
rung động của tâm hồn mình: "Tôi thật sự không biết đối với những tác
giả khác như thế nàọ Nhưng mà riêng tôi, thì tôi thấy khi mình gặp những
cái rung động nào đó xẩy đến với tâm hồn mình thì mình vẫn viết thoải
máị Tôi nghĩ trước năm 75 và sau năm 75 cũng đều giống nhau cạ Những
nguồn cảm hứng đến với tôi thì tôi có thể trọn vẹn đem tới được người
nghe." Ngay như dựa trên sự thay đổi về hoàn cảnh xã hội trước kia và
hiện nay, ông cũng không cho là có ảnh hưởng đến công việc sáng tác của
mình vì hiện nay ông vẫn sáng tác một cách đều đặn. Mức độ sáng tác của
Nhật Ngân được ông ví von như một cái máy xe hơi chạy đều nên không bị
trục trặc và rỉ sét. Trái với một vài nghệ sĩ cùng thời với ông, không
còn tìm thấy được hứng thú trong việc sáng tác hoặc không có dịp để phổ
biến tác phẩm mình.
Những kinh nghiệm cho những người tiếp nối
Nhật
Ngân cho biết cách hiệu quả nhất để phổ biến những ca khúc của những
người sáng tác hiện nay là qua phương tiện videọ Tuy nhiên đó không phải
là điều mà những trung tâm nhạc có thể thực hiện được một cách dễ dàng.
Vì phần lớn các trung tâm nhạc hiện nay vẫn dùng nhiều nhạc phẩm cũ,
trong khi có rất nhiều sáng tác mới từ khắp nơi được gửi đến. Về điểm
này, Nhật Ngân đưa ra những nhận xét "những trung tâm nhạc tốn kém nhiều
trong việc thực hiện một bài hát hoặc là một màn video chẳng hạn. Họ
làm ăn, cho nên họ chắc ăn hơn. Họ không muốn đánh bài với những tác
phẩm mới mà không biết có đi đến đâu không. Thật sự tôi cũng không dám
nói là mọi trung tâm đều nặng về thương mại. Thế nhưng phải "có thực mới
vực được đạọ" Tôi nghĩ là họ vẫn phải nghĩ đến chuyện sản phẩm của họ
có được yêu thích không. Thành ra khi lựa bài, họ rất là khó khăn. Khó
khăn vì nếu xài bài của người trẻ mà lỡ bài không ăn là họ mất credit,
sản phẩm bán không chạỵ Ðã tốn tiền mà không chạy, rồi sẽ khiến khán giả
bắt đầu sợ các sản phẩm có những bài nhạc không ăn khách."
Vấn
đề phổ biến những ca khúc mới của những tác giả trẻ cứ luôn ở trong
vòng lẩn quẩn. Một giải pháp tương đối hữu hiệu theo ông là nếu những
nhạc sĩ trẻ có khả năng thì nên tự mình thực hiện một clip video cho ca
khúc của mình để giới thiệu với các trung tâm như trong trường hợp của
nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn trước kia đã thực hiện một clip video rất công phu
và tốn kém để giới thiệu tác phẩm của mình. "Mà khi ca khúc đó thật sự
được mọi người chấp nhận thì trung tâm họ sẽ bắt đầu từ từ chấp nhận cái
tên đó luôn." Nhật Ngân gọi đó là một sự đầu tư và là một sự hy sinh
đầu tiên để đẩy tác phẩm của mình lên. Hoặc theo như kinh nghiệm của
ông, nếu các nhạc sĩ trẻ muốn được các trung tâm lớn chú ý tới, cần phải
làm một băng nhạc hay một CD "demo" thật hay ở phòng thâu, nhờ những
giọng ca tên tuổi thu một hai nhạc phẩm của mình để gửi đếncác trung
tâm. Sau khi nghe băng nhạc mẫu đó các trung tân nhạc mới có thể quyết
định đưa vào chương trình của họ hay không. Nếu chỉ gửi đến họ những
nhạc phẩm viết hoặc in trên giấy, Nhật Ngân khẳng định kết quả chỉ là
một con số không. Vì theo ông phần lớn các trung tâm nhạc không có khả
năng nhìn bài để định giá được vấn đề nhạc phẩm đó có ăn khách hay
không.
Trước vấn đề nhạc trong nước lan tràn tại hải ngoại
Một
vấn đề khác hiện vẫn còn là một đề tài đang được bàn tán tới nhiều là
sự lan tràn của nhạc trong nước tại hải ngoạị Trước sự kiện này Nhật
Ngân đã đưa ra một số nhận xét của ông về những giọng ca cũng như những
sáng tác trong nước. Thêm vào đó là những lý do khiến những trung tâm
nhạc tại hải ngoại nhắm vào việc khai thác những tác phẩm đó: "Thật sự
thì nhạc trong nước trong thời gian vừa rồi rộ ra ở ngoài, thì mình công
nhận là trong đợt đó, trong nước có một số bài có vẻ nghe được, có vẻ
ăn khách đối với quần chúng. Sự kiện được mọi người thích thì cũng đúng
thôị Vì bài dễ nghe, có một chiều hướng tương đối khác với sáng tác bên
nàỵ Thứ đến là các giọng ca bên đó rất rất thích hợp với các loại bài
đó. Các trung tâm bên này xử dụng lại những bài hát đó là vì những bài
đã được lăng xê rồi, thành họ mạnh bạo thu thanh với nhữnggiọng hát ở
hải ngoạị Nhất là vấn đề tác quyền gần như không có, cho nên mọi người
đều sẵn sàng làm thôi. " Tuy nhiên theo ông sự tràn ngập của nhạc trong
nước tại hải ngoại chỉ là một phong trào nhất thời, dấy lên từng đợt và
không có khả năng duy trì lâu dài vì "cho tới bây giờ đâu còn bài nào
nữa đâu. " Nhật Ngân còn nhấn mạnh thêm là dù trong nước có đông người
sáng tác thật sự, nhưng không phải lúc nào cũng có những nhạc phẩm haỵ
Riêng đối với những ca sĩ trong nước, ông đã không phủ nhận khả năng về
kỹ thuật của những tiếng hát nàỵ
Yêu đời và thoải mái
Hiện
nay sinh hoạt của nhạc sĩ Nhật Ngân là sinh hoạt của một người nhàn hạ,
trong niềm hạnh phúc gia đình cùng với những người con đã thành đạt và
một người vợ với công việc làm thường nhật về ngành y tá: "Sinh hoạt
bình thường của tôi là ngoài những giờ thể thao, buổi sáng cà phê ra thì
về nhà sáng tác, làm việc." Những giờ thể thao như ông nói là những giờ
đánh tennis từ sáng sớm đến gần 9 giờ sáng để cố gắng duy trì sức khỏe
tốt sau khi đã bị cắt đi hai phần ba bao tử để ngăn chận sự phát triển
của bệnh ung thư vào năm 1992. Tự nhận mình là một người được nhiều ưu
đãi, về mặ.t gia đình cũng như nghề nghiệp, Nhật Ngân - với một tính
tình luôn vui vẻ - có một cái nhìn rất lạc quan về cuộc đời, để từ đó
ông tiếp tục sống trong thế giới âm nhạc mà ông đã đóng góp không ít. Từ
tư tưởng lạc quan về cuộc đời đó, lý luận của Nhật Ngân trong âm nhạc
là cuộc sống bao giờ cũng rộng mở trước mặt. Cũng vì còn nhiều gắn bó
với cuộc đời mà Nhật Ngân đã thoát được bệnh ung thư bao tử và từ đó ông
còn cảm thấy yêu đời hơn nữa sau 40 năm tạo cho mình được một gia tài
âm nhạc lớn lao.
NS Lê Dinh, NS Nhật Ngân, NS Anh Bằng, NS Huỳnh Anh, NS Ngọc Chánh (Quận Cam, California 2009)
> Bản nhạc (pdf)
> Bản nhạc (pdf)
Một Số Ca Khúc
Tôi Đưa Em Sang Sông (cùng Y Vũ): Lệ Thu Khánh Ly Vũ Khanh Nguyễn Hưng
Linh Phương (piano solo) Đỗ Đình Phương (guitar solo) Ngân Khánh (piano-hòa tấu) Saxo solo
Qua Cơn Mê (cùng Trần Trịnh) : Nhật Trường Thanh Tuyền Duy Khánh (youtube)Lê Tấn Quốc (saxo) Ngân Khánh (piano-hòa tấu)
Cám Ơn - Tiếng hát: Thái Châu
Rước Xuân Về Nhà - Tiếng hát: Hoàng Oanh
Anh Giải Phóng Tôi hay Tôi Giải Phóng Anh? - Tiếng hát: Ngọc Minh
Người Nuôi Hy Vọng - Tiếng hát: Như Mai
Tôi Biết Tôi Sẽ Buồn - Tiếng hát: Phương Hồng Ngọc
Hương - thơ: Nguyễn Long - Tiếng hát: Nguyễn Hưng
Bông Hồng Trắng - Tiếng hát: Thanh Thúy
NSTrần Trịnh & NS Nhật Ngân NS Nhật Ngân & NS Trầm Tử Thiêng
Bao Giờ Gặp Lại Em? - Tiếng hát: Khánh Ly
Vòng Tay Học Trò (Lời: Ý từ truyện của Nguyễn Thị Hoàng) - Tiếng hát: Bích Hà
Như Mây Bay (cùng Trần Trịnh) - Tiếng hát: Mỹ Thể
Bao Giờ Ta Gặp Lại Ta? (cùng Trần Trịnh) - Tiếng hát: Anh Khoa
Lửa Mùa Hạ (cùng Trần Trịnh) - Tiếng hát: Phương Hồng Quế
Những Giọt Mưa Buồn - Tiếng hát: Thanh Thúy
Men Tình Mùa Hạ - Tiếng hát: Elvis Phương
Người Tình Và Mùa Thu - Tiếng hát: Carol Kim
Bài Ca Của Nàng - Tiếng hát: Giao Linh & Thanh Phong
Một Lần Dang Dở - Tiếng hát: Duy Quang
Yêu Một Mình (cùng Trần Trịnh) - Tiếng hát: Tuấn Vũ & Hương Lan
Xin Làm Chim Rừng Núi - Tiếng hát: Hương Lan
Xuân Này Con Về, Mẹ Ở Đâu? ( youtube) - Tiếng hát: Quang Lê
Ta Đã Gặp Mùa Xuân (cùng Trầm Tử Thiêng) - Tiếng hát: Ngọc Lan
Mưa Trên Biển Vắng (youtube - Lời Việt: Nhật Ngân) - Tiếng hát: Ngọc Lan
Tình Đến Chợt Đi (Lời Việt: Nhật Ngân) - Tiếng hát: Thái Thảo
Tình Buồn Trong Mưa (youtube) - Tiếng hát: Thúy Hằng
Gửi Người Về Cát Bụi (viết tiễn đưa nhạc sĩ Trúc Phương) - Tiếng hát: Duy Khánh
Lửa Bolsa - Ban Hợp Ca
Quảng Nam Quê Ta Ơi (youtube) - Ban Hợp Ca
>Nhạc sĩ Nhật Ngân & Thanh Sơn (mp3) - Hoài Nam thực hiện (70 Năm Tình Ca Việt Nam - Đài SBS ÚC Châu)
> Paris By Night 66 Behind The Scenes (youtube) - Dòng Nhạc Trần Trịnh, Nhật Ngân, Ngô Thụy Miên
Một số youtubes có liên quan đến Nhật Ngân
> Nhạc Sĩ Nhật Ngân là một trong 3 giám khảo trong giải GIỌNG CA VÀNG 2011, do Asia/SBTN thực hiện
Từ trái: Hoàng Phúc Nguyên, Tiến Dũng, Trúc Hồ, Sỹ Đan: Kỷ niệm với Nhật Ngân (1/30/2012)
Tưởng nhớ Nhật Ngân - Hoàng Lan Chi
Nhật Ngân nói về nhạc phẩm “Xuân này con về mẹ ở đâu” cùng hai nhạc phẩm “Xuân này con không về” với Duy Khánh và “Xuân này con về mẹ ở đâu” với Quang Lê:
Nhật Ngân nói về nhạc phẩm “Xuân này con về mẹ ở đâu” cùng hai nhạc phẩm “Xuân này con không về” với Duy Khánh và “Xuân này con về mẹ ở đâu” với Quang Lê:
Nhật Ngân / Xuân này con về mẹ ở đâu
“Còn nợ” một nhạc phẩm do Nhật Ngân viết cho tác phẩm cùng tên của Hoàng Đình Báu. Xin nghe những lời tâm tình của Nhật Ngân về “Còn Nợ”, giọng hát Nhật Ngân qua một đoạn nhỏ và sau đó là Quang Minh với “Còn Nợ”:
“Còn nợ” một nhạc phẩm do Nhật Ngân viết cho tác phẩm cùng tên của Hoàng Đình Báu. Xin nghe những lời tâm tình của Nhật Ngân về “Còn Nợ”, giọng hát Nhật Ngân qua một đoạn nhỏ và sau đó là Quang Minh với “Còn Nợ”:
> Duy Khánh trình bày: 12 Ca Khúc của TRỊNH LÂM NGÂN (Trần Trịnh, Lâm Đệ, Nhật Ngân)
Lời Giới Thiệu
Giã Từ Vũ Khí
Qua Cơn Mê
Xuân Này Con Sẽ Về
Ngày Đá Đơm Bông
Quê Hương Ôi, Thôi Đành Xa
Cám Ơn
Ru Ta Một Mình
Lời Đắng Cho Cuộc Tình
Lính Xa Nhà
Tâm Sự Người Hát Bài Quê Hương
Xuân Này Con Không Về
Nhật Ngân nói về sáng tác ca khúc đấu tranh (Kim Nhung Show 2011)
(Tác
giả sáng tác ca khúc "Lửa Bolsa" sau khi tham dự một biểu tình với rừng
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trên Đại Lộ Bolsa ở Little Saigon, Nam California)
Ngày Ấy Không Xa (Điệp Khúc) - Sáng tác: Nhật Ngân 2011 (Họp Mặt Liên Trường Quảng Nam-Đà Nẵng)
Mỗi Mùa Xuân Thêm Một Lần Dối Mẹ - Trần Trung Ðạo
Nhớ năm ngoái mẹ có lần đã hỏi
Về chưa con sao vẫn thấy chưa về
Con lại phải thêm một lần nói dối
Chờ sang năm con hứa sẽ về quê
Về chưa con sao vẫn thấy chưa về
Con lại phải thêm một lần nói dối
Chờ sang năm con hứa sẽ về quê
Nếu chẳng phải vì thay tờ lịch mới
Chắc là con không biết có Xuân sang
Ðời nước Mỹ tháng ngày trôi qua chóng
Chưa kịp xoay đã hết một năm tròn
Chắc là con không biết có Xuân sang
Ðời nước Mỹ tháng ngày trôi qua chóng
Chưa kịp xoay đã hết một năm tròn
Bỗng sực nhớ đến lời ai đã nhắc
Lại lo tìm câu nói dối cho xong
Mười một mùa xuân miệt mài đất khách
Con dối đi dối lại biết bao lần
Lại lo tìm câu nói dối cho xong
Mười một mùa xuân miệt mài đất khách
Con dối đi dối lại biết bao lần
Căn nhà cũ chắc năm nay mục nát
Tiền gởi về không đủ mẹ nuôi thân
Con gái lớn theo chồng đi nơi khác
Con trai đầu biền biệt chốn xa xăm
Tiền gởi về không đủ mẹ nuôi thân
Con gái lớn theo chồng đi nơi khác
Con trai đầu biền biệt chốn xa xăm
Cây mai nhỏ ba đã trồng năm trước
Mấy xuân rồi có nở nụ nào không
Hay đã chết theo ba từ dạo ấy
Ðể mùa Xuân hoa trắng nở trong lòng
Mấy xuân rồi có nở nụ nào không
Hay đã chết theo ba từ dạo ấy
Ðể mùa Xuân hoa trắng nở trong lòng
Năm mới đến mẹ già thêm một tuổi
Tóc bạc hơn nhiều, má hóp răng long
Sao giấc ngủ chập chờn con thấy mẹ
Người đàn bà đẹp nhất ở trần gian
Tóc bạc hơn nhiều, má hóp răng long
Sao giấc ngủ chập chờn con thấy mẹ
Người đàn bà đẹp nhất ở trần gian
Năm mới đến con cũng già thêm tuổi
Xa mẹ hiền một tuổi nặng bằng hai
Tuổi nước Việt chất chồng lên quá khứ
Tuổi xứ người quần quật với tương lai
Xa mẹ hiền một tuổi nặng bằng hai
Tuổi nước Việt chất chồng lên quá khứ
Tuổi xứ người quần quật với tương lai
Con chẳng biết nói thế nào mẹ hiểu
Chẳng còn ai hiểu hết chuyện đời con
Non nước đó vẫn còn đầy dâu biển
Núi sông đây sao giữ được vuông tròn.
Nhật Ngân phổ nhạc và trình bày: > youtube > MP3 Chẳng còn ai hiểu hết chuyện đời con
Non nước đó vẫn còn đầy dâu biển
Núi sông đây sao giữ được vuông tròn.
> Thanh Thúy hát một số: "Ca khúc của Nhật Ngân"
1.Tôi Đưa Em Sang Sông (với Y Vũ) 7. Những Vòng Tay Xuôi
2. Mỗi Mùa Xuân Về (lời: thơ Trần Trung Đạo) 8. Lời Tình Buồn
3. Những Giọt Mưa Buồn 9. Bông Hồng Trắng
4. Một Mai Giã Từ Vũ Khí 10. Cho Vừa Lòng Anh (với Mặc Thế Nhân)
5. Lời Tạ Tình 11. Nước Mắt Mẹ Mừng
6. Mùa Xuân Thăm Nhau 12. Chết Non (lời: Đinh Việt Lang)
13. Hồn Trinh Nữ (lời: thơ Nguyễn Bính)
Nhật Ngân sáng tác "Quảng Nam Quê Tôi" và điều khiển Ban Hợp Ca Liên Trường Quảng Nam-Đà Nẵng
Chương Trình Âm Nhạc Cuối Tuần - Thy Nga RFA phụ trách (2008)
Nhạc sĩ Nhật Ngân - Thy Nga, phóng viên đài RFA - 2008-11-02
“Ngày
vui qua mau” … Trong chương trình kỳ trước, Thy Nga có gửi đến quý
thính giả nhạc khúc “Ngày vui qua mau”, một tác phẩm nổi tiếng của Nhật
Ngân. Thực ra thì với người nhạc sĩ này, những ngày vui vẫn còn, không
sôi động như thuở nào (dĩ nhiên với cái tuổi 66 rồi) mà an bình trong
cuộc sống.
Cuộc sống êm ả ở hải ngoại
Nhạc
sĩ Nhật Ngân. Hình do nhạc sĩ Nhật Ngân cung cấp. Hiện nay, Nhật Ngân
sống êm ả với gia đình tại vùng Quận Cam, Nam California, Hoa Kỳ. So với
hầu hết những nhạc sĩ đã có tuổi, ở hải ngoại và ở trong nước, thì Nhật
Ngân quả là tốt phước.
Các con ông nay đã thành
đạt, vợ ông vẫn làm trong ngành y tá: Gánh gia đình nhẹ tênh, Nhật Ngân
chỉ phải lo giữ gìn sức khoẻ bản thân. Cách nay 16 năm, ông phải mổ, cắt
đi 2/3 bao tử bị ung thư. Do đó, để ngăn chặn sự phát triển của chứng
bệnh này, sáng nào, Nhật Ngân cũng để ra mấy tiếng đồng hồ, nào là tập
khí công, dưỡng sinh, nào là đánh tennis … Có lẽ, sự lạc quan và năng
hoạt động đã góp phần giúp ông duy trì sức khỏe được tốt.
Ra
hải ngoại, tuy rằng cuộc sống bị thay đổi, Nhật Ngân vẫn không ngừng
viết nhạc. Theo ông thì việc sáng tác chẳng khác nào cái máy, nếu không
chạy đều thì sẽ bị trục trặc, rồi rỉ sét. Vì thế, ông vẫn trình làng các
sáng tác mới, và cũng nhờ hoạt động nhiều trong lãnh vực văn nghệ, Nhật
Ngân có dịp phổ biến các tác phẩm của mình.
Trong câu chuyện với Thy Nga, nhạc sĩ cho biết: Thưa
Chị Thy Nga và thưa quý thính giả của đài RFA, số bài tôi viết ở hải
ngoại nhiều hơn số bài tôi viết ở trong nước tại vì từ năm 75 thì tôi
đâu có được viết đâu. Tới năm 1982 ra khỏi nước, tôi mới bắt đầu viết
lại, thành ra là số bài ở ngoài này tính ra có thể gấp 3 lần những bài
tôi đã viết ở Việt Nam.
“Xuân này con về, Mẹ ở đâu” qua giọng hát Quang Lê ….
Bài này, nhạc sĩ Nhật Ngân viết để tiếp nối bài “Xuân này, con không về” mà Duy Khánh hát rất thành công.
“Xuân này, con không về” …
Bài “Xuân này, con không về” quý vị đang nghe Duy Khánh hát, ghi tên tác giả là Trịnh Lâm Ngân (tức là tên ba nhạc sĩ Trần Trịnh, Lâm Đệ và Nhật Ngân ghép thành) nhưng Duy Khánh hát quá thành công khiến nhiều người lầm tưởng Duy Khánh là tác giả.
Bài “Xuân này, con không về” quý vị đang nghe Duy Khánh hát, ghi tên tác giả là Trịnh Lâm Ngân (tức là tên ba nhạc sĩ Trần Trịnh, Lâm Đệ và Nhật Ngân ghép thành) nhưng Duy Khánh hát quá thành công khiến nhiều người lầm tưởng Duy Khánh là tác giả.
Sinh trưởng ở Bắc, lớn lên ở xứ Quảng
Nhạc sĩ Nhật Ngân nói giọng Bắc nhưng một số tài liệu lại ghi rằng ông là nghệ sĩ xứ Quảng. Thy Nga hỏi nhạc sĩ về chuyện này.
Nhạc sĩ Nhật Ngân: Thưa
Chị, tôi gốc ngoài Bắc, ông Cụ tôi hồi xưa là công chức, khi mà đổi vào
Huế năm 1952 thì đưa cả gia đình vào. Thì tôi lớn lên ở Huế, rồi tôi
vào Đà Nẵng học Trung học. Cái gắn bó của tôi với Quảng Nam - Đà Nẵng
thì hơi nhiều, và cứ mặc nhiên là những người nào ở Quảng Nam - Đà Nẵng
họ quý mến mình, họ gắn cho mình là dân xứ Quảng thì tôi nghĩ cái đó
cũng chẳng thành vấn đề gì, tại vì cả một cái thời tuổi trẻ của tôi ở
Trung học cũng như là đi vào văn nghệ, thành tôi rất yêu mến xứ Quảng
Nam - Đà Nẵng.
Nhạc sĩ Nhật Ngân cho hay tổng
cộng từ trước tới giờ, ông sáng tác được gần 200 bài, gồm nhiều thể
loại, từ nhạc tình cảm, nhạc thiếu nhi, nhạc thời trong quân đội, nhạc
viết về quê hương, về nơi theo học Trung học và trưởng thành là ở Đà
Nẵng, phổ thơ, đặt lời Việt cho nhiều nhạc khúc ngoại quốc.
Nhật Ngân: Đầu tay của tôi là bài “Tôi đưa em sang sông.
“Tôi đưa em sang sông” qua giọng hát Vũ Khanh …
Khung
cảnh bản tình ca này, theo như Nhật Ngân kể lại, là bến đò An Hải trên
sông Hàn. Năm 1960, danh phận chưa có, chàng trai đành ngậm ngùi khi
nghe tin người yêu phải theo lời gia đình, đi lấy chồng. Ghi lại tình
cảm của mình qua nhạc bản này, viết xong Nhật Ngân gửi vào Saigon nhờ
một nhạc sĩ đã có tên tuổi là Y Vân phổ biến giùm. Y Vân sửa đổi vài câu
cho hợp với đường lối của Bô Thông Tin khi đó, rồi ghi tên người em là Y
Vũ vào chung với Nhật Ngân.
Tuổi trẻ đầy ắp tình
cảm, chẳng bao lâu sau, trong sinh hoạt ca nhạc, Nhật Ngân để lòng cảm
mến một nữ ca sĩ với giọng hát nũng nịu.
Nhật Ngân: Hồi
đó mình còn trẻ, tình yêu nó rất là đam mê. Tôi yêu thích một cô ca sĩ
thời đó. Khi mà cô ấy đi lấy chồng thì tôi viết bài “Đêm nay, ai đưa em
về” coi như một lời tiễn đưa cho người yêu của mình.
Người yêu của mình, chứ không phải là người yêu mình.
Lệ Thanh hát “Đêm nay, ai đưa em về” thâu vào năm 1965 …
Những ca khúc về đời línhCũng
năm đó, Nhật Ngân nhập ngũ, vào Cục Tâm Lý Chiến. Một năm sau thì được
chuyển về làm Trưởng Ban Văn nghệ tại Trung tâm Huấn luyện Quang Trung.
Thời gian này, Nhật Ngân viết nhiều ca khúc về đời lính, trong số đó, có
các bài quen thuộc như “Người tình và quê hương”, “Lính xa nhà”, “Mùa
Xuân của Mẹ”, “Xuân này, con không về”, …
Khi cuộc
hòa đàm Ba Lê diễn ra, ông vui mừng viết bài “Ngày đá đơm bông” và “Một
mai giã từ vũ khí” đề tên là Ngân Khánh (tên con gái ông). Cũng với
niềm tin tưởng ấy, nhóm ba nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân có bài “Qua cơn mê”.
“Qua cơn mê” Nhật Trường hát …
Nhật Ngân: Tôi
cũng như mọi người ở Việt Nam, tôi nghĩ là khi mà hòa bình đến thì mình
coi như qua một cơn mê, mình trở về đi học lại, mình làm mọi thứ của
tuổi trẻ mà mình đã không làm được vì phải nhập ngũ.
Thế nhưng điều mà Nhật Ngân cũng như bao nhiêu người tin tưởng, đã tan tành.
“Qua cơn mê” …
=====
Nhạc sĩ Nhật Ngân (tiếp theo) - Thy Nga, phóng viên đài RFA - 2008-11-09
Nhạc sĩ Nhật Ngân (tiếp theo) - Thy Nga, phóng viên đài RFA - 2008-11-09
“Qua
cơn mê” … Sau biến cố 30-tháng Tư 1975, Nhật Ngân xoay sở kiếm sống, và
cùng với một số nghệ sĩ trong hoàn cảnh tương tự, đi các tỉnh, hát
“chui”.
Tình trạng u ám như vậy nhưng ông vẫn
không e sợ mà viết lên điều chất chứa trong đầu óc mọi người “Anh giải
phóng tôi, hay tôi giải phóng anh?”. Ca khúc châm biếm chế độ này, được
nhiều người biết, nhờ chuyền tay nhau.
Năm 1982, Nhật Ngân vượt biên một mình. Đến được Thái Lan nhưng phải ở trại tỵ nạn, tới năm 84 được nữ ca sĩ Thanh Thúy bảo trợ vào Mỹ. Một thời gian sau, ông đến ở chung nhà với nghệ sĩ Nguyễn Long tại vùng Quận Cam, Nam California.
Năm 1982, Nhật Ngân vượt biên một mình. Đến được Thái Lan nhưng phải ở trại tỵ nạn, tới năm 84 được nữ ca sĩ Thanh Thúy bảo trợ vào Mỹ. Một thời gian sau, ông đến ở chung nhà với nghệ sĩ Nguyễn Long tại vùng Quận Cam, Nam California.
Xa
quê hương, xa vợ con, Nhật Ngân vùi đầu vào làm việc, và vẫn cố gắng
sáng tác. Nhạc bản đầu tiên của Nhật Ngân tại hải ngoại là “Hương” dựa
trên một bài thơ của Nguyễn Long.
“Hương” Nguyễn Hưng hát …
Kỷ niệm với ca sĩ Ngọc Lan
Nhật
Ngân cũng tiếp tục việc đã làm từ trước 1975 là đặt lời Việt cho nhạc
ngoại quốc. Ông thuật lại là có cuốn CD gồm cả chục nhạc khúc Pháp như
“Joe le Taxi”, … để giọng hát Ngọc Lan trình bày.
Thy
Nga: Ngọc Lan có giọng hát trữ tình, giọng hát thanh và quý phái, thế
nhưng cô ấy lại đoản mệnh. Anh có kỷ niệm nào về người nữ ca sĩ ấy không
ạ?
Nhạc sĩ Nhật Ngân: Tôi có nhiều kỷ niệm về
Ngọc Lan lắm. Phải công nhận là: Người mà trân trọng âm nhạc, trân
trọng cái nghề nghiệp của mình, tôi phải nói là Ngọc Lan. Một bài hát
tôi đưa cho Ngọc Lan, hoặc bất cứ một nhạc sĩ nào đưa cho Ngọc Lan thì
cô ấy đều tập dợt kỹ lưỡng, cô ấy tìm hiểu sâu sắc từng cái ý của bài
hát, cách luyến láy, mọi cách để diễn tả bài hát cho hay. Khi mà cô ấy
ra đi, tôi rất tiếc. Ngọc Lan ra đi, tôi nghĩ là một sự mất mát cho rất
nhiều nhạc sĩ, trong đó có tôi.
Khoảng giữa
thập niên 1980, các bài do Ngọc Lan hát và diễn trên Vidéo tape làm say
mê biết bao người. Mời quý thính giả và các bạn thưởng thức ca khúc “Mưa
trên biển vắng” Nhật Ngân viết lời Việt …
Năm
1990, vợ con ông sang đoàn tụ. Cô con gái lớn, Ngân Khánh theo chân bố
vào lãnh vực âm nhạc, và đã tốt nghiệp Piano tại đại học Fullerton.
Hiện, Ngân Khánh dạy Piano tại Học Khu, nơi cả gia đình định cư. Như có
nói ở phần trước, nhạc sĩ Nhật Ngân ghi tên Ngân Khánh dưới các bài “Một
mai giã từ vũ khí”, “Cám ơn” cũng như vài tình khúc.
“Một mai giã từ vũ khí” qua giọng hát Thái Thanh …
Viết chung với nhạc sĩ Trần Trịnh thì lấy bút hiệu Trịnh Lâm Ngân.
Hồi
đó, Trần Trịnh là chồng của ca sĩ Mai Lệ Huyền, và chính Trần Trịnh đã
cùng với Nhật Ngân tạo ra việc Mai Lệ Huyền hát kích động nhạc với Hùng
Cường.
Các bút hiệu khác của Nhật Ngân là Song An, và Phan Trần (khi viết với Mặc Thế Nhân).
Trong sinh hoạt văn nghệ, Nhật Ngân không những viết nhạc mà với chiếc guitar, còn đàn hát nữa.
Từ năm 1987, ông làm Giám khảo nhiều cuộc tuyển lựa ca sĩ Giải Tượng Vàng tổ chức tại San Jose, Bắc California.
Từ năm 93 thì tham gia Trung tâm Thúy Nga trong việc viết nhạc cảnh, nhạc khúc mà chương trình nào cần.
Ban Giám Khảo: Nhật Ngân, Khánh Ly, Đức Huy, Hương Lan ...
Sinh hoạt văn nghệ ở Anaheim 2009: Nguyễn Đức Đạt (guitar), Nghiêm Phú Phúc (piano)
Lời khuyên cho các ca sĩ trẻ
Ông cũng hướng dẫn những ca sĩ trẻ, và tiếp tay chấm thi trong kỳ “Paris by Night / Talent show 2007”.
Thy
Nga hỏi tiếp nhạc sĩ Nhật Ngân là qua các dịp tiếp xúc với những người
trẻ mang ước muốn trở thành ca sĩ, hay là mới bước vào con đường ca hát,
ông nhận định thế nào về triển vọng của họ:
Nhật Ngân: Dạ
thưa chị Thy Nga, các giọng ca trẻ ở bên này (Mỹ) phần lớn, họ hát có
giọng lắm nhưng mà phát âm tiếng Việt thì thường là không có chuẩn. 10
người thì có thể có 1, 2 người phát âm tương đối chuẩn, thì đó là những
người mới từ Việt Nam sang, chứ các em lớn lên ở đây, có giọng hát rất
tốt nhưng khi phát âm thì không rõ lời Việt. Với lại, không có cái hồn
của nhạc Việt. Tại vì các cô các cậu không hiểu rõ cái nội dung của bài
hát. Vốn tiếng Việt yếu quá vì vậy diễn tả bài hát không trọn vẹn được. Theo tôi nghĩ, muốn hát nhạc Việt thì phải hát cho rõ để cho mọi người nghe mà hiểu được cái nội dung bài hát.
Cái
thứ hai nữa là phải lựa bài hát phù hợp với giọng của mình. Thường
thường, các cô các cậu trẻ bên này thấy người ta hát hay cái bài đó, thì
tưởng là mình cũng hát hay nhưng mà thật sự, khi lựa bài để ra hát thì
không hợp với giọng của mình. Thành ra thường thường bị chấm ít điểm là
tại vì lựa bài không đúng, với lại không phát âm chuẩn tiếng Việt.
Điều
mà tôi muốn khuyên các bạn trẻ là phải nghe những người mà hát nhạc
Việt chuẩn, nghe nhiều để mà thấm cái tiếng Việt vào với trong người.
Khi hát mà mình đã thấm cái tiếng Việt vào thì mình hát nó ra hồn nhạc
lắm. Còn mình hát nhạc Việt mà cứ như là một người ngoại quốc hát nhạc
Việt thì đã không dẫn dắt được người nghe, mà còn làm cái bản nhạc đó hư
đi.
Ngoài ra, nhạc sĩ Nhật Ngân còn tham gia
tích cực cho sinh hoạt văn hoá của đồng hương vùng Quảng Đà. Lâu nay,
ông là Trưởng ban Văn nghệ Hội Cựu Học sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng, và
Hội Quảng Đà / Nam California.
“Bao giờ gặp lại em” …
Ca
khúc “Bao giờ gặp lại em” qua giọng hát Khánh Ly kết thúc chương trình
về nhạc sĩ Nhật Ngân. Thy Nga hẹn tái ngộ quý thính giả vào kỳ tới
Vẫn Mơ Về Đà Nẵng
Sáng tác & trình bày: NHẬT NGÂNVẫn biết em ở xa quá xa,
vẫn biết em chẳng còn nơi đó,
nhưng sao tôi vẫn muốn quay về,
thăm Ðà Nẵng một trời yêu đương.Vẫn biết bạn lạc loài khắp nơi,
vẫn biết đâu còn ai nơi đó,
nhưng sao tôi vẫn muốn quay về
thăm thành phố một trời yêu thương.Ôi Ðà Nẵng,
Ðà Nẵng của tôi ơi,
nơi cho tôi những mơ mộng đầu đời.
Nơi cho tôi hạnh phúc tình lên ngôi.
Phan Châu Trinh đón đưa chiều tan trường,
ai nỡ đành vội vàng sang sông.Ôi Ðà Nẵng,
Ðà Nẵng của tôi ơi,
mưa rơi rơi ướt vai chiều kỷ niệm,
em thơ ngây Hồng Ðức của tôi ơi,
đôi môi xinh biết bây giờ phương nào,
nay có còn nụ cười năm xưa ?Tuy cách xa mà đâu thấy xa,
trong trái tim tình tôi vẫn đó,
nơi xa xăm tôi vẫn mơ về,
ôi Ðà Nẵng một trời yêu đương.
Luân Hoán và vợ chồng Nhạc sĩ Nhật Ngân (2006)
Mỹ nhân, và Âm nhạc là những đề tài ưu tiên mà bọn học sinh choai
choai, ở lứa tuổi cuối thập niên ba mươi, đầu thập niên 40, của thành
phố Đà Nẵng thường hay trao đổi với nhau, khởi đầu từ những năm 1958,
1959. Đa số trong cặp sách, trong túi áo của mỗi nam sinh các trường
Phan Châu Trinh, Phan Thanh Giản, Nguyễn Công Trứ, Bán Công, Sao Mai, Bồ
Đề, Kỹ Thuật…có lẽ đều có nhốt những tên gọi, những ca khúc.
Về mỹ nhân, cá nhân tôi xin thành thật tạ ơn “những môi, những mắt,
những da thịt nồng/ những vồng đất biết trổ bông” dù họ “thuận (hay)
không, tôi cũng đã trồng ra thơ” . Chắc chắn những Huỳnh Thị Phú, Hồ Thị
Hồng, Thu Hà, Quỳnh Chi, Thu Liên, Như Thoa, Thạch Trúc, Minh Xuân,
Bích Hà, Lâm Vui, Lâm An, Quỳnh Cư, Bích Quân, Trân Châu, Thúy Oanh,
Quỳnh Như, Quỳnh Cư, Hồng Hạnh và hàng trăm bông hoa hương sắc khác từng
rủa thầm, chửi nhắn tôi bất tận ngôn, nhưng làm sao bây giờ, khi tôi đã
lỡ trang trọng mời họ sống đời với thơ. “Thôi thì xin cảm ơn người/
háy, hứ đôi cái, rồi cười bỏ qua”. Tôi xin hứa rằng chừa và thành tâm
“nguyện đem theo xuống suối vàng” những tình yêu vớ vẩn, nhưng rất chân
tình một thời của mình, không chia xẻ với ai nữa, kể cả Diêm Vương, ông
bạn vàng trong tương lai, đang chờ đón tôi.
Về âm nhạc, thời đó, chúng tôi thích những Hình Ảnh Một Buổi Chiều (Lâm
Tuyền), Dứt Đường Tơ (Dzoãn Mẫn), Dư Âm (Nguyễn Văn Tý), Trăng Mờ Bên
Suối (Lê Mộng Nguyên), Nụ Cười Sơn Cước (Tô Hải), Sơn Nữ Ca (Trần Hoàn)…
kèm theo những Chàng Đi Theo Nước, Bên Bờ Đại Dương, Thoi Tơ, Đường
Chiều…Và bất ngờ, một bài ca, không đến với chúng tôi qua những giọng ca
từ Ty Thông tin Đà Nẵng, từ Đài Phát thanh Sài Gòn…, mà đến với chúng
tôi bằng những giọng hay-hát-hơn-là-hát-hay, trong đám học sinh. Bài ca
có tên Tôi Đưa Em Sang Sông.
Chuyện gì chứ chuyện đưa em, tôi rất khoái. “Em” ở đây, đương nhiên là
một người đẹp, hiểu đậm hơn chút nữa là một tình nhân. “Em!”, một tiếng
gọi gọn nhẹ, nhưng tức thì thấy rõ tất cả cái lộng lẫy, dịu dàng của
người thục nữ.
“Lãnh thổ thơ
tôi, một cõi Em/ hàng trăm chánh thất, chỉ một tên/ và không cung nữ,
không hoàng hậu/ lộng lẫy trong cùng một dáng Em” (LH-Mời Em Lên Ngựa).
Si tình, trọng vọng rất đúng
tinh thần “Vọng mỹ nhân hề thiên nhất phương” đến thế, nên tôi mau chóng
tâm đắc với lời ca tiếng nhạc của Tôi Đưa Em Sang Sông, dù chỉ mới nằm
lòng chập chờn mấy câu:
“Tôi đưa em sang sông/ chiều xưa mưa rơi âm thầm/ để thấm ướt chiếc áo xanh/ và đẫm ướt mái tóc em…”
Tội ơi là tội, chưa chi mà đã thấy thương đến bạc những sợi tóc. Cái
hoàn cảnh chưa từng xảy ra với chính mình và gần như ước lệ cho nhiều
cuộc tình dang dở, đầy tính chất phổ thông, nhưng sao nghe ra như chuyện
thật của mình, tưởng chừng như đang diễn ra, và mình đang chịu đựng.
… “Nếu tôi đừng đưa em / thì chắc đôi mình không quen/ đừng bước chung một lối mòn/ có đâu chiều nay tôi buồn…”
Những điều đương nhiên đó, cận kề với “sáu câu” đến thế, nhưng giai
điệu ngũ cung đã xóa bỏ ranh giới giữa trí thức và bình dân, để cho câu
chữ có nhịp đập của trái tim, có hơi thở của đời sống, đủ thu hút sự
thưởng ngoạn thoải mái của nhiều người, nhất là đám trẻ đang yêu, chuẩn
bị yêu. Bài ca được chép tay, chuyền miệng rộng rãi, mau chóng trong đám
“dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm” (tục ngữ) của thành phố Đà Nẵng. Tôi
có chút ngạc nhiên khi biết ca khúc này chưa xuôi qua cầu Câu Lâu, chưa
vượt khỏi đèo Hải Vân mà đã có sức sống. Nhất là nó không thành hình từ
ông thầy Hoàng Bích Sơn, dạy nhạc ở Phan Châu Trinh, cũng không từ lòng
một người đã thơm tay, Phạm Thế Mỹ. Nó ra đời từ một người còn vô danh,
tuổi đời nhỏ hơn tôi đến những một năm.
Chưa vội tìm hiểu tác giả, đám bạn tôi đã mách ngay cái thằng viết ra
bản nhạc nghe rất “được” đó. Thằng Ngân. Anh chàng không lớn xác này
cũng là dân Phan Châu Trinh, thuộc lớp đàn em, vì “mài quần” sau tôi một
năm. “Thùng rỗng kêu to” (tục ngữ), tôi không kêu, nhưng không thiếu
những cao ngạo rất trẻ con. Lần đầu dòm qua ông nhạc sĩ, ánh nhìn của
tôi giả bộ tẻ nhạt, dù trong bụng đã có đôi phần nể phục.
Tôi không có ý định làm quen với Nhật Ngân dù năm 1960, ca khúc Tôi Đưa
Em Sang Sông được in ấn, phát hành rộng rãi. Tên tác giả Trần Nhật Ngân
được ghi trên bản nhạc, bên cạnh một tên khác: Y Vũ. Bài hát đi vào
quần chúng thật mau lẹ, nhưng khoảng cách giữa chúng tôi vẫn không có gì
thay đổi. Trong phạm vi của một thành phố nhỏ, chúng tôi biết đến tên
nhau, cùng những lần tình cờ thấy nhau, không lạnh lùng nhưng chắc chắn
không thiếu dửng dưng.
> Mời xem toàn bài viết: "Nhật Ngân, Người Đưa Em Sang Sông" của Luân Hoán (pdf)
Nhật Ngân Và Tôi - Nguyên Phan
Tình
cờ khi đi tham dự ngày họp mặt đầu năm của Hội Cựu Học Sinh Trung Học
Phan Châu Trinh Đà Nẵng năm 1998 tôi dã gặp lại người bạn cũ và cũng là
một nhạc sĩ đã có với tôi những kỷ niệm đẹp của một thời còn cắp sách
đến trường của Đà Nẵng dấu yêu, cũng như Sài Gòn dạo nào. Đó là nhạc sĩ
Nhật Ngân. Sau khi buổi liên hoan chấm dứt nhạc sĩ đã viết tặng tôi một
tuyển tập đã phát hành vào năm 1996, có tên là Tuyển Tập Ca Khúc Nhật
Ngân với lời đề tặng rất dễ thương: “Tặng Bái để nhớ một thời PCT ”. Tôi
đã cám ơn anh về những cảm tình mà anh đã dành cho tôi. Khi về lại San
Diego tôi đã có dịp xem qua tuyển tập và một trời kỷ niệm lại về với tôi
cùng với người nhạc si trẻ tài hoa này.
Nói đến
nhạc của Nhật Ngân là nói đến tính chất đa dạng và phong phú về mãn đề
tài cũng như phong cách, kỷ thuật thể hiện. Từ những nhạc phổ từ thơ của
các thi sĩ, đến việc đặt lời cho nhạc Trung Hoa và đi cao và xa hơn nữa
là nhạc truyện. Bất cứ lãnh vực nào mà nhạcsĩ thể hiện đều có sức cuốn
hút và rất thành công. Về nhạc tự soạn, nhạc sĩ Nhật Ngân viết rất nhiều
nhưng phãi kể đến những bài ca đã được khán thính giả yêu thích nhất
qua sự đãi lọc của thời gian như là : “ Một Mai Giã Từ Vũ Khí” mà có một
lần tôi đã nghe ca si Chế Linh hát rất truyền cảm bài ca này:
“ Rồi có một ngày, sẽ một ngày chinh chiến tàn. Anh chẳng còn chi ngoài con tim héo em ơi”
“ Rồi có một ngày, sẽ một ngày chinh chiến tàn. Anh chẳng còn chi ngoài con tim héo em ơi”
Rồi đến “Ngày Vui Qua Mau” với tiếng hát đầm ấm của Thái Châu:
“Cuộc tình anh dành cho em. Đam mê đắm say kiếp kiếp. Em ơi tìm đâu xa nữa em ơi.”.
“Cuộc tình anh dành cho em. Đam mê đắm say kiếp kiếp. Em ơi tìm đâu xa nữa em ơi.”.
Rồi đến “ Tâm Sự Người Hát Bài Quê Hương ” mà tôi đã nghe ca sĩ Trường Vũ rất ray rứt thể hiện bài ca này:
“Xin đừng hỏi tôi tại sao, tại sao tôi hay hát nhạc buồn. Xin đừng hỏi tôi tại sao tại sao hay hát dân ca”
“Xin đừng hỏi tôi tại sao, tại sao tôi hay hát nhạc buồn. Xin đừng hỏi tôi tại sao tại sao hay hát dân ca”
Về
dòng nhạc viết chung với những nhạc sĩ khác thì cũng có rất nhiều,
nhưng đặc biệt phải nói đến “ Tôi Đưa Em Sang Sông”, mà anh đã viết với Y
Vũ từ lâu và đã được rất nhiều ca sĩ nổi danh một thời trình diển rất
tuyệt vời:
“Tôi đưa em sang sông, chiều xưa mưa rơi âm thầm.
Để thấm ướt chiếc áo xanh. và đẩm ướt mái tóc em.
Nếu xưa trời không mưa. Đường vắng đâu cần tôi đưa.
Chẳng lẽ chung một lối về. Mà nỡ quay mặt bước đi”
“Tôi đưa em sang sông, chiều xưa mưa rơi âm thầm.
Để thấm ướt chiếc áo xanh. và đẩm ướt mái tóc em.
Nếu xưa trời không mưa. Đường vắng đâu cần tôi đưa.
Chẳng lẽ chung một lối về. Mà nỡ quay mặt bước đi”
Bài
hát “ Tôi Đưa Em Sang Sông “ làm tôi nhớ đến một kỷ niệm khó quên với
Nhật Ngân. Tôi quen Nhật Ngân khi chúng tôi còn rất trẻ, còn mài đũng
quần ở các giảng đường đại học. Vì là những sinh viên có máu văn nghệ,
nên để thay đổi không khí, chúng tôi thỉnh thoảng hay đi “nhót” ở vũ
trường Olympia xuất buổi chiều. Vũ trường tọa lạc ở tầng lầu trên của
rạp xi nê Vĩnh Lợi , cạnh nhà hàng Thanh Bạch đường Lê Lợi. Tôi nhớ buổi
đầu tiên tôi gặp Nhật Ngân qua sự giới thiệu của Võ văn Hoàng, bạn tôi
sau khi chúng tôi yên vị trên những chiếc ghế của vũ trường. Ban nhạc
chiều hôm đó do nhạc trưởng Lê Như Khuê điều khiển, đệm đàn dương cầm.
Cũng chiều hôm đó do sự yêu cầu của chúng tôi, Hoàng Tiến Long với giọng
hát rất ấm và truyền cảm đã ôm đàn phong cầm và hát bài “ Tôi Đưa Em
Sang Sông” của Nhật Ngân, một bài hát rất thịnh hành vào thời điểm đó
trong khi chúng tôi ôm đào du dương qua tiếng nhạc trầm bổng. Tuổi trẻ
của chúng tôi có những khoảng trời rong chơi như thế đó. Bây giờ chỉ
còn là những kỷ niệm vang bóng.
Rồi đến “ Xuân
Này Con Không Về”, viết chung với Trần Trịnh dưới bút hiệu Trịnh Lâm
Ngân. Tôi đã nghe ca sĩ Duy Khánh hát với tất cả niềm rung cảm chân
thành bài ca này:
“ Con biết bây giờ Mẹ chờ tin con.
Khi thấy mai đào nở vàng bên nương.
Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về.
Nay én bay đầy trước ngõ.
Mà tin con vẫn xa ngàn xa.”
“ Con biết bây giờ Mẹ chờ tin con.
Khi thấy mai đào nở vàng bên nương.
Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về.
Nay én bay đầy trước ngõ.
Mà tin con vẫn xa ngàn xa.”
Bài
hát “ Xuân Này Con Không Về” nhắc tôi nhớ một kỷ niệm nữa liên quan dến
Nhật Ngân. Vào một đêm giáp Tết năm 1979, trong một láng trại tù Xuyên
Mộc Đồng Nai, trong khi mọi người đang yên giấc thì bỗng bên tai tôi có
tiếng vọng khe khẻ từ bên ngoài cửa sổ vọng vào của một vệ binh cộng
sản:
“Ở đây có anh nào biết hát bài “ Xuân Này Con Không Về “ không thì hát cho tôi nghe với”.
Lúc đầu tôi hơi ngỡ ngàng vì không tin đó là chuyện thật, nhưng sau một phút định thần tôi đã nhận ra rằng tôi đã nghe không lầm và đã nói với anh ta rằng tôi biết bài ca này nhưng không nhớ hết lời. Chỉ nhớ mang máng vài câu đầu mà thôi. Sau đó anh ta không nói thêm một lời nào cả và bỏ đi. Tôi biết tác giả của bài ca này là của Trịnh Lâm Ngân nhưng không biết Trịnh Lâm Ngân và Nhật Ngân có quan hệ rất mật thiết với nhau. Mãi đến sau này chúng tôi mới khám phá ra là như thế. Thật tình tôi không ngờ bài ca có giá trị đánh động được con tim của những kẻ xa nhà, xa quê hương nhân dịp xuân về như vậy cho dù đó là một cán binh cộng sản.
“Ở đây có anh nào biết hát bài “ Xuân Này Con Không Về “ không thì hát cho tôi nghe với”.
Lúc đầu tôi hơi ngỡ ngàng vì không tin đó là chuyện thật, nhưng sau một phút định thần tôi đã nhận ra rằng tôi đã nghe không lầm và đã nói với anh ta rằng tôi biết bài ca này nhưng không nhớ hết lời. Chỉ nhớ mang máng vài câu đầu mà thôi. Sau đó anh ta không nói thêm một lời nào cả và bỏ đi. Tôi biết tác giả của bài ca này là của Trịnh Lâm Ngân nhưng không biết Trịnh Lâm Ngân và Nhật Ngân có quan hệ rất mật thiết với nhau. Mãi đến sau này chúng tôi mới khám phá ra là như thế. Thật tình tôi không ngờ bài ca có giá trị đánh động được con tim của những kẻ xa nhà, xa quê hương nhân dịp xuân về như vậy cho dù đó là một cán binh cộng sản.
Rồi đến “Qua Cơn Mê” Nhật Ngân cùng với
nhạc sĩ Trần Trịnh hợp soạn cũng dưới bút hiệu là Trịnh Lâm Ngân mà
ngày xưa tôi đã nghe nhiều lần ca sĩ Trúc Mai rất thiết tha thể hiện ca
khúc này:
“ Một mai qua cơn mê. Xa cuộc đời bềnh bồng. Tôi lại về bên Em”
“ Một mai qua cơn mê. Xa cuộc đời bềnh bồng. Tôi lại về bên Em”
Rồi
đến “ Bài Hát Cho Người Kỹ Nữ”, viết với Duy Trung, mà đã có lần tôi đã
nghe nữ ca sĩ Thanh Thúy rất ray rứt khi thể hiện bài ca này:
“Ta tiếc cho em trong cuộc đời làm người.
Ta xót xa thay em là một cánh hoa rơi.
Người đời vô tình dẩm nát thân em.
Người đời vô tình dày xéo lên em.
Người đời vô tình giết chết đời em”
“Ta tiếc cho em trong cuộc đời làm người.
Ta xót xa thay em là một cánh hoa rơi.
Người đời vô tình dẩm nát thân em.
Người đời vô tình dày xéo lên em.
Người đời vô tình giết chết đời em”
Về
việc viết lời cho những dòng nhạc nước ngoài thì phải nói rằng về lãnh
vực này, nhạc sĩ Nhật Ngân đã rất thành công vượt trội với những bài ca
đặt lời từ nhạc Trung Hoa như những bài ca “Mưa Trên Biển Vắng” mà
Như Quỳnh đã rất thâm trầm thể hiện rất hay bài ca này :
“ Mưa buồn mãi rơi trên biển xưa âm thầm.
Ôi biển vắng đêm nao tình trao êm đềm.
Con sóng nào khơi lên nỗi đau trong ta bao nhieu chiều lang thang một mình.”
“ Mưa buồn mãi rơi trên biển xưa âm thầm.
Ôi biển vắng đêm nao tình trao êm đềm.
Con sóng nào khơi lên nỗi đau trong ta bao nhieu chiều lang thang một mình.”
Tiếp đến là “ Cánh Hoa Tàn Úa” mà ca sĩ Tú Quyên rất đam mê thể hiện bài ca này:
“Anh đem trao cho em nụ hồng.
Nụ hồng mong manh như sương mai trong gió.
Em nâng niu đem hoa về giữ trong hồn. Mong sao hoa không phai sắc hương”
“Anh đem trao cho em nụ hồng.
Nụ hồng mong manh như sương mai trong gió.
Em nâng niu đem hoa về giữ trong hồn. Mong sao hoa không phai sắc hương”
Tiếp đến là “Tình Nhạt Phai” mà tôi đã nghe Don Hồ rất bâng khuâng, xa vắng khi trình bày ca khúc này:
“Chiều buồn nghiêng nắng.
Biển vắng mênh mông lang thang mình ta.
Mây trên cao bay khuất chân trời
Và theo gió cuốn trôi đi bao nhiêu mộng mơ”
“Chiều buồn nghiêng nắng.
Biển vắng mênh mông lang thang mình ta.
Mây trên cao bay khuất chân trời
Và theo gió cuốn trôi đi bao nhiêu mộng mơ”
Tiếp đến là “Tango Say” mà tôi đã nghe ca sĩ Ái Vân đã rất xót xa thể hiện ca khúc này:
“ Rượu đã say, sao nghe mình thêm buồn.
Lòng giá băng, có ai người biết cho mình” .
“ Rượu đã say, sao nghe mình thêm buồn.
Lòng giá băng, có ai người biết cho mình” .
Về dòng nhạc phổ thơ thì phải kể đến “ Kiếp Sau”, phổ thơ Trần Mộng Tú. Ái Vân cũng đã tha thiết diển tả bài ca này:
“Đêm qua em nằm mơ. Mẹ đem em gả chồng.
Cho một chàng thi sĩ. Số chàng rất long đong.”
“Đêm qua em nằm mơ. Mẹ đem em gả chồng.
Cho một chàng thi sĩ. Số chàng rất long đong.”
Về
nhạc truyện, thật tình mà nói, nhạc sĩ Nhật Ngân đã tiến lên một bước
thành công mới với thể loại nhạc này. Đáng kể nhất là nhạc chuyện “Tấm
Cám”, được thu hình trong video Thúy Nga Paris By Night 34 với phần
trình diển của Ái Vân, Ái Thanh, Nguyễn Hưng, Chí Tài rất hay và sinh
động.
Với khối lượng âm nhạc mà nhạc sĩ Nhật Ngân
đã sáng tác và dàn trải trong hơn năm thập niên qua đã làm nên tên tuổi
của anh, đã đưa anh đến với khán thính giả xa gần cùng với sự ngưỡng mộ
một con người một đời cho nghệ thuật. Xin phép anh cho tôi được đại
diện những người cùng một thế hệ với anh thương mến anh và nghĩ về anh
như là một trong những nhạc sĩ đã đóng góp tích cực cho nền âm nhạc Việt
Nam trong hạ bán thế kỷ 20 cũng như đầu thế kỷ 21 này.
Nguyên Phan - San Diego Đông 2001
Nhật Ngân (1942-2012) - Nguyễn Tài Ngọc
Chủ
Nhật vừa rồi sau một ngày Thứ Bẩy nhộn nhịp với gia đình anh chị, cháu
trai, gái đến thăm viếng nhân dịp Tết, sáng sớm tôi xem mail thì thấy
anh Lê Hân báo tin là anh Nhật Ngân đã mất vào ngày Thứ Bẩy 21-01, hưởng
thọ 70 tuổi.
Mấy tháng trước tôi đã định bụng viết một đôi dòng về những bản nhạc của anh Nhật Ngân vì tôi thích nhiều bài của anh ấy. Nhạc của anh thuộc loại “siêu phàm”, rất nhiều bài điệu nhạc hay, dễ nhớ, và lời nhạc của anh chất phác, bình dị. Là người viết văn thơ, tôi không thích sự bóng bẩy, cầu kỳ trong cách hành văn. Chính vì sự tương đồng này mà tôi muốn viết vài dòng về nhạc của anh. Chần chờ mãi, bây giờ anh đã đột ngột ra đi.
Mấy tháng trước tôi đã định bụng viết một đôi dòng về những bản nhạc của anh Nhật Ngân vì tôi thích nhiều bài của anh ấy. Nhạc của anh thuộc loại “siêu phàm”, rất nhiều bài điệu nhạc hay, dễ nhớ, và lời nhạc của anh chất phác, bình dị. Là người viết văn thơ, tôi không thích sự bóng bẩy, cầu kỳ trong cách hành văn. Chính vì sự tương đồng này mà tôi muốn viết vài dòng về nhạc của anh. Chần chờ mãi, bây giờ anh đã đột ngột ra đi.
>> Toàn bài viết: "Nhật Ngân" của Nguyễn Tài Ngọc (pdf)
Thay Cả Bàn Tay Đón Đưa - Đinh Quang Anh Thái
(Nguồn: Người Việt on-line / Đinh Quang Anh Thái blog - Jan 25, 2012)
Bốn
giờ chiều 28 Tết, chị Quỳnh Giao gọi điện thoại báo tin, nhạc sĩ Nhật
Ngân mất rồi. Mất lúc 10 giờ sáng hôm đó. Tôi bảo, chị ơi, sáng nay
Hưng, con trai bác Doãn Quốc Sỹ cũng nói như thế, tin không biết có
chính xác không? Giọng chị Quỳnh Giao buồn, chị bảo Nhật Ngân là vai cậu
của chị mà, chị phải biết rõ chứ!
Ngồi ở sân sau
tòa báo, chưa bao giờ từ 26 năm qua kể ngày rời quê nhà ra đi, tôi có
được cái không khí vắng lặng của một buổi trưa năm cùng tháng tận như
thế. Phải nói là cô quạnh. Chung quanh không một bóng người, không một
chiếc xe.
Nỗi buồn vẩn vơ trong lòng như thể không
buồn hơn được nữa, với tin tác giả tình khúc nổi tiếng “Tôi Đưa Em Sang
Sông” vừa ra đi.
Cũng khoảng thời gian này năm ngoái, ngay sau Tết Tân Mão khoảng hơn một tháng, nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang mất.
Nhớ
đêm nhạc “Nguyễn Đức Quang và 50 năm Du Ca” tại báo Người Việt, hai anh
còn ôm đàn và hát với nhau những ca khúc một thời trai trẻ ở miền Nam
trước 1975. Đêm đó, anh Nhật Ngân nói anh hát nhạc Du Ca lâu lắm rồi,
vậy mà chưa hề gia nhập phong trào Du Ca. Anh bảo, sẽ vào với anh em
ngày gần đây. Tôi hỏi đùa, sao anh cứ trễ tràng thế, chả trách “có người
dứt áo sang sông”. Anh cười bảo, cả đời anh cứ việc gì hệ trọng thì y
như rằng anh chậm trễ nên có người “quên lối về, thay cả bàn tay đón
đưa”.
Hình: Nhạc sĩ Nhật Ngân
Hay
tuyệt: “Thay cả bàn tay đón đưa”. Ở đâu ra mà anh Nhật Ngân nghĩ ra
được cảnh chia ly ảo não đến thế. Tôi nói với anh, bọn em đứa nào rơi
vào cảnh như anh thì chẳng phải tìm tòi chữ nghĩa đâu cả, cứ “thay cả
bàn tay đón đưa” là đủ rồi.
Và hôm đám cưới con
trai cố nhạc sĩ Trần Đình Quân, tôi theo chân anh Nhật Ngân lên sân khấu
xin dựa tiếng anh cùng hát bài “Giã Từ Vũ Khí” do anh viết thời khói
lửa mịt mù trước năm 1973. Tôi tự dưng bị lạc giọng khi hát đến đoạn
“Rồi anh sẽ dìu em tìm thăm, mộ bia kín trong nghĩa địa buồn, bạn anh đó
đang say ngủ yên. Xin cám ơn ! Xin cám ơn ! Người nằm xuống.” Trở về
bàn ăn, anh cười bảo, chú hát trật lất nhịp.
“Giã
Từ Vũ Khí”, ca khúc này tôi nghe lần đầu tiên là đã mê ngay. Lần đó, một
buổi trưa năm 1973 ngay tại bờ sông Thạch Hãn ở Quảng Trị. Hiệp định
Paris vừa ký xong, sông Bến Hải chia cắt đôi bờ đã bị Cộng quân chiếm.
Địa đầu giới tuyến của miền Nam bị đẩy lùi về giòng Thạch Hãn-Mồ Hôi Đá.
Ban nhạc Sóng Thần của Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến trình diễn chào đón
khoảng 400 sinh viên trong và ngoài nước đến thăm và ủy lạo các chiến sĩ
thuộc Lữ đoàn 369. Và người hát “Giã Từ Vũ Khí” là anh Văn, một khuôn
mặt phảng phất nét Tây phương, râu quai nón, mũi cao. Giọng hát thật
truyền cảm. Tôi đoán, vì anh đang hát cho khát vọng của anh và đồng đội
anh:
Trả súng đạn này, ôi sạch nợ sông núi rồi
Anh trở về quê, trở về quê tìm tuổi thơ mất năm nao
Vui cùng ruộng nương, cùng đàn trâu
Với cây đa khóm trúc hàng cau
Với con đê có chiếc cầu tre
Ðã bao năm vắng chân anh
Nên trở thành hoang phế rong rêu
Anh trở về quê, trở về quê tìm tuổi thơ mất năm nao
Vui cùng ruộng nương, cùng đàn trâu
Với cây đa khóm trúc hàng cau
Với con đê có chiếc cầu tre
Ðã bao năm vắng chân anh
Nên trở thành hoang phế rong rêu
Rồi anh sẽ dựng căn nhà xưa
Rồi anh sẽ đón cha mẹ về
Rồi anh sẽ sang thăm nhà em
Với miếng cau, với miếng trầu, ta làm lại từ đầu
Rồi anh sẽ đón cha mẹ về
Rồi anh sẽ sang thăm nhà em
Với miếng cau, với miếng trầu, ta làm lại từ đầu
Cũng
anh Văn, nhưng trong một hoàn cảnh khác, nghiệt ngã, buồn thảm, hốt
hoảng niềm tin. Đó là khoảng đầu năm 1976. Anh Văn làm người soát vé cho
rạp si nê Vĩnh Lợi. Tôi bán sách ngoài chợ trời gần đó, góc đường
Pasteur và Lê Lợi. Chợt thấy anh bước ra khỏi rạp, tôi ào đến vui mừng.
Nhưng chỉ gặp một nét mặt vô cảm và cách trả lời nhát gừng, như thể anh
muốn chối bỏ cái buổi trưa năm nào bên bờ giòng Thạch Hãn. Sau này,
nhiều kinh nghiệm tương tự xẩy ra, tôi hiểu, niềm tin nơi con người bị
hao mòn mất mát khi đất nước bị quy về một mối.
Anh Nhật Ngân không còn nữa. Anh đã rũ áo giã từ tất cả. Không chiến tranh, không hận thù. Và không cả “bàn tay đón đưa”.
Nhớ
anh Nhật Ngân, từ chiều 28 Tết, tự dưng trong đầu cứ vang lên những lời
ca của anh. Lỏm bỏm nhớ bài “Tôi Đưa Em Sang Sông”, nhớ và cám ơn anh
lắm. Vì trong đời cũng đã hơn một lần đưa người sang sông nên thấm lắm,
câu hát “thay cả bàn tay đón đưa”./.
Đinh Quang Anh Thái
Xuân này Ngân không về - Đỗ Xuân Tê
Một
tài năng và nhân cách lớn trong sinh hoạt âm nhạc hải ngoại đã ra đi
vào ngày cuối năm. Nếu tính theo ngày ta thì Nhật Ngân đi vào chiều ba
mươi Tết trước khi xuân về trên quê hương. Trong công trình sáng tác đồ
sộ hơn 50 năm của anh gồm trên 200 ca khúc, phải nói anh là người hay
viết những bài ca về mùa xuân mà nội dung thế nào cũng nói đến cái Tết
cổ truyền của dân tộc Việt, một tập tục gợi nhớ những ngày xuân khi đất
trời giao hòa, nhà nhà xum họp mừng vui cho cuộc sống bước vào năm mới.
Một
trong những bài hát được quần chúng hâm mộ nhất là bài "Xuân này con
không về" và thực sự bài này đã đi vào huyền thoại. Ca khúc một thời
không chỉ được hát hay thể hiện tâm tư của những anh lính xa nhà vì hoàn
cảnh chiến tranh không thể về thăm mẹ thăm em vui xuân với bà con chòm
xóm như những tháng năm thanh bình thuở trước, mà bài hát còn theo chân
những người con tha hương sau chiến tranh dắt díu nhau ra hải ngoại để
rồi mỗi khi Tết đến xuân về lại nức nở sụt xùi nhớ mẹ, nhớ em trong phút
giao thừa khói hương lan tỏa.
Bài hát đã để lại
dấu ấn khá đậm đà trong lòng những người xa xứ khi thế hệ thứ hai ở hải
ngoại vẫn còn biết nghe hoặc biết hát trong các dịp họp mặt mừng Xuân
tìm về tình tự dân tộc của những người con mang dòng máu Việt. Lại càng
vui khi tại quê nhà bài hát tuy không cho phép chính thức nhưng vẫn được
quần chúng thính giả sau chiến tranh công khai xử dụng và cùng nhau
chia sẻ mỗi khi đất trời vào xuân. Nói cho ngay, bài hát mang sắc thái
phi chính trị như nói hộ nhiều điều thể hiện niềm thương nỗi nhớ cho bất
cứ thân phận nào do hoàn cảnh vì cuộc sống vì sinh kế phải xa quê xa
gia đình, cuối năm không thể về thăm cha thăm mẹ để sưởi ấm lại tình
thương, để cùng nhau nhâm nhi chút mứt gừng, ăn chút bánh tét, bánh
chưng trong ba ngày Tết, có gần thì cũng kẻ trong nam người ngoài bắc,
người thành thị kẻ dưới quê, còn xa thì tận mãi đông Âu, xứ Nga, xứ Hàn,
Đài Loan, Campuchia, Lào, Thái…
Là người làm
công tác văn nghệ cùng ngành với Nhật Ngân khi anh bị động viên vào quân
ngũ, tôi chưa thấy bài hát nào được thính giả yêu cầu hát nhiều lần
trong mỗi dịp xuân về trên làn sóng phát thanh truyền hình miền Nam,
trên các sân khấu ca nhạc lớn nhỏ, trong các chuyến lưu diễn nơi tiền
đồn, xã ấp, rồi các đơn vị đóng quân nơi rừng sâu núi thẳm, hải đảo xa
xôi, các tụ điểm bến xe, bến phà, nhà ga, sân bay, bến cảng, nói chung
từ tiền tuyến đến hậu phương, từ làng quê lên phố thị ... đâu đâu cũng
nghe văng vẳng tiếng hát của các nghệ sĩ nổi tiếng một thời, trong đó
phải kể ca sĩ Duy Khánh, người thể hiện thành công nhất bài hát này, đặc
biệt vào những chiều cuối năm lan tỏa sang những ngày đầu xuân. Có điều
trớ trêu là xuân về thì chỉ mong xum vầy đoàn tụ, vợ trẻ mong chồng, mẹ
già mong con, con thơ ngóng bố, em gái hậu phương trông anh trai tiền
tuyến, người yêu quê nhà chờ bạn tình xa… ai lại đi hát đi nghe những ca
khúc nội dung chia phôi lỗi hẹn vào những giây phút đã không vui mà
nuớc mắt lại trào?
Nhưng rồi ra ai cũng hiểu khi
đất nuớc còn chiến tranh quê hương còn khói lửa thì mấy ai, mấy gia đình
hưởng trọn được niềm vui? Cho nên Nhật Ngân như hiểu được tâm trạng
này nên anh đã viết lên ca khúc mà âm điệu thì lắng sâu ray rứt, ca từ
thì mộc mạc chân quê, ai hát cũng được, ai nghe cũng mủi lòng. Tôi nhớ
một lần trình diễn bên Lào đầu thập niên ’70, hồi ấy chưa có chuyện di
tản vượt biên hay lao động xuất khẩu, mà khán giả chỉ là những bà con
mình tha phương cầu thực trên đất khách, nhiều người đã khóc khi nghe
hai bài hát "Đêm Đông" và "Xuân này con không về".
Có
điều bài hát như ‘quẩn’ vào người, rồi chính anh cũng không về, anh
bỏ người thân bạn bè đồng nghiệp giới hâm mộ vào giữa ngày giáp Tết
trong sự ngỡ ngàng của chính vợ con anh. Xuân này vì thế không có anh,
nhưng bài hát huyền thoại thì đâu đây cứ vang vọng nơi quê nhà, nơi đất
khách vì vẫn còn nhiều thân phận đang lỗi hẹn với mẹ cha, với anh em bạn
bè, với người thân người yêu. Xuân này con không về, xuân này anh không
về, xuân này em không về... Rồi chính người nhạc sĩ tài hoa cũng ‘Xuân
này Ngân không về’… Nói về thời điểm, dù anh ra đi không chọn ngày chọn
tháng, dù những ngày đầu xuân theo lệ thường thì ít ai muốn đến nhà tang
chế, nhưng an ủi thay trước khi tiễn anh vào mộ huyệt thì không ngớt
những người yêu thương hâm mộ anh đã đến với anh, không chỉ một lần mà
tới ba lần: thứ sáu dành cho nhìn nhau lần cuối, thứ bảy dành cho nghi
lễ tiễn đưa, và Chủ nhật lại có cuộc họp mặt tại hội trường Nhật báo
Người Việt, môt hình thức tưởng niệm theo lối Mỹ gồm đủ các giới tại
quận Cam từ văn nhân nghệ sĩ, quan chức cộng đồng, đồng hương đồng tuế,
đến đồng đội đồng môn, liên hệ thầy trò trường xưa bạn cũ… Buồn vui lẫn
lộn, họ thân ái cùng nhau ôn lại những kỷ niệm về anh, hát lại những bài
hát nổi tiếng một thời của anh qua chính những chứng nhân đã một lần
sinh hoạt với anh, đàn hát với anh, sống chết với anh, cưu mang và hâm
mộ anh. Ngẫm cho cùng, Nhật Ngân không về mùa xuân này, một mùa xuân
dành cho những nhân thân nơi cõi tạm quê nhờ, mà thực sự anh đã đi vào
mùa xuân vĩnh cửu, nơi không còn ghen ghét hận thù, nơi chẳng còn sinh
ly tử biệt, một chốn bình yên một ‘thiên đường này anh mơ ước bao lâu’ như chính anh đã viết trong bài "Một mai giã từ vũ khí" cách đây bốn mươi năm.
Tôi
mượn lời của nhà thơ Nguyên Sa, một cây đại thụ của làng thơ trong văn
học Việt, ít khi có những phê bình đánh giá về các khuôn mặt âm nhạc
Việt Nam, nhưng lúc ông còn sinh thời lại dành cho Nhật Ngân một góc
nhìn rất nhân bản về con người và sáng tác đa dạng của anh:
Nếu bạn khi nghe nhạc Nhật Ngân có cảm tưởng ít nhất hai Nhật Ngân, bạn không phải là người đầu tiên và cuối cùng có cảm tưởng này. Có Nhật Ngân chàng trai xứ Huế, có Nhật Ngân đưa em sang sông, Nhật Ngân Tango say và Nhật Ngân viết nhạc buồn, Nhật Ngân lính xa nhà, Xuân này con không về, không bỏ được anh em đồng đội và Nhật Ngân dằn vặt với số phận con người, nghĩ mình như hạt sương treo đầu cành…(ngưng trích)
Nếu bạn khi nghe nhạc Nhật Ngân có cảm tưởng ít nhất hai Nhật Ngân, bạn không phải là người đầu tiên và cuối cùng có cảm tưởng này. Có Nhật Ngân chàng trai xứ Huế, có Nhật Ngân đưa em sang sông, Nhật Ngân Tango say và Nhật Ngân viết nhạc buồn, Nhật Ngân lính xa nhà, Xuân này con không về, không bỏ được anh em đồng đội và Nhật Ngân dằn vặt với số phận con người, nghĩ mình như hạt sương treo đầu cành…(ngưng trích)
Theo
dòng tiểu sử, tôi xin được bổ sung thêm về quê quán của Nhật Ngân, anh
gốc Thanh Hóa, có sống ở Huế một thời gian không lâu, nhưng gắn bó nhất
với thời trai trẻ của anh vẫn là quê hương Quảng Nam-Đà Nẵng một vùng
đất anh luôn ôm ấp như chính những người con xứ Quảng cũng nhiệt tình
đón nhận thương mến anh, và nếu nghe lại bài ca, "Quảng Nam quê ta ơi"
anh sáng tác riêng cho vùng đất địa linh nhân kiệt này thì mới hiểu hết
tình quê xứ Quảng nơi anh.
Xin giã từ Nhật Ngân. Chúc anh trọn vẹn hành trình về nơi thiên đường anh từng mơ ước bao lâu.
Đỗ Xuân Tê
Mỗi Mùa Xuân Về-Thơ Trần Trung Đạo-Nhật Ngân phổ và hát
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire