Lưu Hồng có một giọng hát nhè nhẹ như tơ trời đong đưa - như mây trắng lờ lửng bay bay. Nửa đêm nằm nghe Lưu Hồng cất giọng ngọt ngào - khiến cho những kẻ cô đơn cảm thấy ấm lòng - như được có vòng tay ôm ắp. Tôi mê Lưu Hồng hát : ''Phố đêm đèn mờ giăng giăng... ''. Ôi, buồn xé con tim...
“Anh như ngàn gió, ham ngược xuôi theo đường mây…”
(Mấy dặm sơn khê, Nguyễn Văn Ðông) Hôm ấy, tôi còn nhớ, một chiều hè năm 1969, chúng tôi ngồi ở một quán nước quen dọc bờ biển Nha Trang. Bên cạnh tôi là H., người
bạn học cũ. Ðã lâu lắm chúng tôi mới gặp lại nhau kể từ ngày rời xa mái
trường cũ ở một thị trấn miền cao nguyên đất đỏ. H. cho biết anh sắp
sửa nhập ngũ, thì giờ rảnh rỗi như thế này sẽ chẳng còn được bao lâu
nữa. Anh ta có người yêu ở thành phố biển này. Tôi thì vẫn lang thang
trên sân trường đại học, tấm giấy chứng chỉ hoãn dịch trong tay vẫn còn
hiệu lực…
Bà tên thật là Nguyễn Kim Tước, sinh năm 1938 tại Nam Định trong một gia
đình có 6 người con. Khi còn nhỏ, Kim Tước được theo học chương trình
Pháp tại Hà Nội và Huế. Sau đó cô theo học trung học tại trường Lycée
Francais De Hue, rồi trường Marie Curie ở Sài Gòn và đậu tú tài Pháp năm
1957.
Ca sĩ Mộc Lan là ca sĩ tài danh cùng thời với : Thái
Thanh, Tâm Vấn, Kim Tước…cách đây hơn nửa thế kỷ; bà nổi tiếng với nhiều
bài hát, trong đó có “Em đi chùa Hương” do nhạc sĩ Trần Văn Khê chuyển
thành ca khúc, rất được giới sành điệu thời ấy ưa thích.
Mộc Lan làm vợ nhạc sĩ Châu Kỳ một thời gian ngắn ở Huế. Sau đó
Châu Kỳ phải lòng cô nữ sinh Gia Long tên là Kha Thị Đàng và và ở với cô
này cho đến cuối đời. Còn Mộc Lan thì lấy Trương Minh Đẩu.
Bây giờ bà về dung thân ở một căn nhà có diện tích rất nhỏ, cuối
tận cùng con hẻm, đi ngang qua nhà họa sĩ Lưu Nhữ Thụy trên đường Trương
Minh Giảng cũ. Bà hiện hữu rất cô độc, càng cô độc hơn khi sống bên
cạnh bà là người con gái ngoài 50 tuổi có cân não không bình thường.
Gặp nữ danh ca Những
người am hiểu và gắn bó với nền tân nhạc Việt Nam, hẳn vẫn còn nhớ về
một thế hệ nữ ca sĩ cách đây hơn 60 năm. Đó là những giọng ca: Mộc Lan,
Tâm Vấn, Châu Hà, Kim Tước... Thời may, tôi được gặp một người trong số
họ: danh ca Mộc Lan. Tiếng tăm của nữ danh ca một thời Mộc Lan thì
tôi đã từng nghe biết từ lâu qua những lời truyền tụng và sách báo. Thời
hoàng kim của bà đã cách đây hơn nửa thế kỷ nên một kẻ hậu bối như tôi
dù rất ao ước cũng khó lòng gặp được, bởi bà đã “mai danh ẩn tích” từ
rất lâu... Qua sự giới thiệu của một nhà thơ, được biết nhà văn Trần Áng
Sơn (vốn là chỗ quen biết với tôi) chính là em ruột của bà, tôi nhờ anh
Sơn dẫn đến thăm bà. Một ngày cận Tết, anh Trần Áng Sơn đưa tôi đi,
nhưng dặn nhỏ: “Hạn chế hỏi chuyện đời tư nhé!”. Tôi vâng dạ mà... buồn
thiu bởi thú thực tôi đang rất muốn hỏi bà một số chuyện tình cảm liên
quan đến các nhạc sĩ Châu Kỳ, Đoàn Chuẩn..., đành gặp trước rồi tính
sau.
Lệ
Thu tên thật là Bùi Thị Oanh, sinh ngày 16 tháng 07 năm 1943 tại Hải
Phòng, nhưng trải qua thời thơ ấu ở Hà Đông. Bố mẹ Lệ Thu sinh được tất
cả 8 người con, nhưng 7 người con đầu đều qua đời vào năm lên 3 tuổi. Do
đó Lệ Thu là người con duy nhất còn lại trong gia đình. Mẹ Lệ Thu là
người vợ thứ hai, vì những khó khăn do người vợ cả gây nên, năm 1953 Lệ
Thu cùng mẹ vào miền Nam sinh sống.
Thanh Thúy – người tình trong mộng của cả một thế hệ…
Những giọt nước mắt ấy như một cơn mưa nhỏ trên tâm hồn mỏng mảnh của tôi đã khiến tôi phải lùi xa hơn nữa về một cõi đời nào còn xa xôi hơn đã từng làm tôi nhỏ lệ
Hà Thanh và những bản tình ca Nhà thơ Nhất Tuấn, tác giả "Chuyện Chúng Mình" vang tiếng một thời, nói về Hà Thanh như sau: "Tôi có dịp gặp Hà Thanh khi làm quản đốc đài Phát Thanh Quân Đội (1968) tại Sài Gòn. Hà Thanh lúc đó hát rất hay và xuất hiện thường xuyên trên các đài VOF, Mẹ Việt Nam, đài Sài Gòn, đài Quân Đội. Hà Thanh càng ngày càng nổi tiếng. So với những ngày còn ở Huế, sự giao thiệp của Hà Thanh có phần bạo dạn hơn đôi chút, nhưng vẫn còn dè dặt và giới hạn lắm. Thời này Hà Thanh hát nhiều bài của Nhất Tuấn do Phạm Duy, Đan Thọ, Hoàng Lan phổ nhạc. Đặc biệt là Hà Thanh hát rất nổi tiếng những nhạc phẩm của Nguyễn Văn Đông và nhạc tiền chiến của Đoàn Chuẩn, Từ Linh. Bài nào Hà Thanh hát lên cững làm người nghe rung động vì khi hát nàng để hết tâm hồn vào lời thơ, ý nhạc của tác giả muốn gởi gắm trong bài. Hà Thanh như 'nhập' vào bài hát để diễn tả, để làm toát lên giọng Huế rất dễ thương."[4]