vendredi 30 novembre 2012

Asia: Niềm Vui Mùa Giáng Sinh 2012


Asia: Niềm Vui Mùa Giáng Sinh 2012


[Disk 1] Asia : Niềm Vui Giáng Sinh 2012 - Joy Of Christmas



[Disk 2] Asia : Niềm Vui Giáng Sinh 2012 - Joy Of Christmas


1. Mùa Đông Thương Nhớ - Hà Thanh Xuân
2. Medley: I'll Be Home For Christmas, Silent Night - Trish, Asia 4
3. Hai Mùa Noel - Băng Tâm
4. Tà Áo Đêm Noel - Đan Nguyên
5. Một Ngày Mùa Đông - Y Phụng
6. Người Tình Mùa Đông - Tường Khuê
7. Mùa Đông Của Anh - Thiên Kim
8. Mùa Đông Năm Ấy - Mỹ Huyền
9. Feliz Navidad - Thùy Hương, Cardin
10. Tiếng Mưa Buồn - Lâm Thúy Vân
11. Tuyết Rơi - Hồ Hoàng Yến
12. Kiếp Đam Mê - Quốc Khanh
13. Medley: Con Quỳ Lạy Chúa, Lời Người Ngoại Đạo, Ave Maria - Nguyên Khang, Diễm Liên, Y Phương
14. Bài Thánh Ca Buồn - Mai Thanh Sơn
15. Lời Mẹ Nhắn Nhủ - Tâm Đoan
16. Ôi Mùa Đông - Lê Anh Quân
17. Mùa Sao Sáng - Ngọc Huyền
18. Bóng Nhỏ Giáo Đường - Tường Nguyên
19. Jingle Bell - Đoàn Phi
20. Mùa Đông Về Chưa Em - Đặng Thế Luân
21. Mùa Đông Sắp Đến - Lâm Nhật Tiến
22. Trời Chưa Muốn Sáng - Phương Hồng Quế
23. Mẹ Tình Yêu - Hợp Ca Asia
24. Medley: What Child Is This?, Merry Christmas & Happy New Year - Kristine Sa, Hợp Ca Asia

jeudi 29 novembre 2012

Ru ta một minh


Ru Ta Một Minh Nhạc & Tiếng hát Duy Khánh
Ru ta một minh

Giữa xứ người biết hát với ai
Hát với cây ư, cây gẫy rồi
Hát với hoa ư, hoa nát nhụy
Thôi thôi đành hát với một mình thôi

Mình một mình hát mãi cho mình nghe
Lời thật thà y như thóc lúa
Và lời điêu ngoa đong đầy môi mềm
Lời yêu ai chưa hề nói ra

Giữa xứ người biết hát với ai
Hát với trăng ư, trăng lặn rồi
Hát với sương ư, sương mới rụng
Thôi thôi đành hát mãi một mình thôi

Mình một mình hát mãi cho mình nghe
Khúc hát ngày xưa cha đưa mẹ về
Có con bướm lượn mừng cô dâu mới
Rơi phấn thu vàng trong cánh tre

Giữa xứ người ta biết ru ai
Ru gió ngủ ư, gió tan rồi
Ru lá ngủ ư, lá thở dài
Thôi thôi đành ru mình ngủ thôi

Mình một mình ru mãi cho mình quên
Ru cho chân cứng ru cho đá mềm
Ru cho đời mỏi trên tay nặng
Ru một mình ru mãi dỗ mình quên....



lundi 26 novembre 2012

Nước non ngàn dặm ra đi


Nước Non Ngn Dặm Ra đi

Nước non ngàn dặm ra đi Mây trôi , trôi hết một đời - Ngọc Hải


Nói với bạn bè

Nói với bạn bè

Nói với bạn bè


Tao bây giờ đã thành người tha phương
Đất Mỹ tự do… mà vẫn thấy buồn
Mười mấy năm tù khổ thì có khổ
Nhưng bạn bè cùng một nỗi nhớ thương

Tao bây giờ đã bắt đầu bơ vơ
Đường phố thênh thang không đợi không chờ
Một cái bắt tay cùng lời hờ hững
Mầy hả mầy… tìm ra job hay chưa ?
Cắt chỉ một giờ – một hai đồng bạc
Đôi tay đau ngơ ngác nhớ chiến trường
May được ngày xưa trải thời huấn nhục
Để bây giờ quen với chuyện thê lương
Tao bây giờ tìm tao trong quanh quẩn
Một quán cà-phê dăm đứa bạn đời
Vẫn còn đó niềm đau ngày Quốc Hận
Để thấy lòng còn xa xót khôn nguôi
Nhớ bạn bè nhớ không tròn nỗi nhớ
Ngày Bình Long – Rạch Bắp đến Cây Trường
Thằng banh xác biết đâu ngày mất nước
Thằng quặt què chồng thêm nỗi tai ương
Tao bây giờ không tiền mua rượu uống
Mà vẫn say… say ngút với nỗi buồn
Nhìn thiên hạ tranh nhau quyền yêu nước
Mấy chục năm ròng – Nước vẫn tang thương

Trạch Gầm
  Nói Với Bạn Bè - thơ Trạch Gầm
Nhạc & tiếng hát Nguyễn Văn Thành

Bỏ Làng ra đi


Bỏ Làng Ra Đi
Phạm Thế Mỹ

 Bỏ làng ra đi, Bỏ làng ra đi
Đem theo những trái tim đau với đôi dòng lệ máu

Bỏ làng ra đi, Bỏ làng ra đi
Đem theo tóc trắng mẹ yêu đôi bàn chân ốm yếu
Đem hương khói với khăn tang phận buồn nơi đất lạ
Đem theo tiếng ru trưa đong đưa sầu nhịp võng nhớ
Đem theo mây trắng
Đem theo ánh nắng sưởi ấm lòng người xa quê
Những ngày dài trong mê

Bỏ làng ra đi, Bỏ làng ra đi
Thương sao mái lá thân yêu xé tan trong lửa khói

Bỏ làng ra đi, Bỏ làng ra đi
Thương sao mái ngói rêu nâu ngôi trường xưa bóng mát
Thương sao dáng bước trâu non cánh diều cao gió lộng
Thương sao tiếng hát đưa đò trên dòng sông xanh sóng
Thương sao nương lúa
Ôi sao thương quá, thương những gì của dân tôi
Những gì của quê tôi

Điêp Khúc:
Hởi! sông xanh núi biếc, Hởi! phố mới người vui
Bao giờ chưa trở lại
Ngôi làng xưa phố cũ, Lòng tôi chưa được vui
Dẫu mắt em sáng ngời, Với bầu trời trong mới

Hởi! Con trâu bó lúa, Hởi! Nhánh bí hàng cau
Mai nầy tôi trở lại,
Dẫu làng xưa đổ nát, bàn tay tôi còn đây
Với trái tim chưa già. Ôi, ngày về bao xa!

Bỏ làng ra đi, Bỏ làng ra đi
Đem theo tiếng nói quê hương với con tim còn nóng

Bỏ làng ra đi, Bỏ làng ra đi
Đem theo áo cưới năm xưa cho hồn bớt mênh mông
Đem thương nhớ xoá cơn mưa kinh trời cao đất rộng
Cho tôi thấy đêm ru vạn trăng cài trên phố mới
Cho tôi cơm áo
Cho tôi vui sống, cho hận thù rời xa tôi
Thanh bình về quê tôi 


 
                                  Bỏ Làng Ra Đi - Nhạc:Phạm Thế Mỹ, Tiếng hát:Duy Khánh

Những sự thật không thể chối bỏ



Những sự thật không thể chối bỏ (phần 1)





Lam Sơn 719 thực hiện

 

mardi 13 novembre 2012

Tập san Sử Địa với chủ đề Hoàng Sa-Trường Sa

Tập san Sử Địa với chủ đề Hoàng Sa-Trường Sa

Nguyễn Ngọc Chính

Sử Địa là một tập san khảo cứu, sưu tầm về sử ký và địa lý Việt Nam do một nhóm giáo sư, sinh viên Đại học Sư phạm Sài Gòn chủ trương. Báo được phát hành 3 tháng một kỳ dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Số đầu tiên phát hành năm 1966 và kéo dài cho đến ngày Sài Gòn thất thủ. Tổng cộng có 29 số, trong đó số cuối cùng có chuyên đề Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa sau khi Trung Cộng lấn chiếm Hoàng Sa ngày 19/1/1974. 

(Xem thêm bài viết Báo chí thời VNCH (3) tại http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/11/bao-chi-thoi-vnch-3.html)

Tập san Sử Địa số 29

jeudi 8 novembre 2012

dimanche 4 novembre 2012

Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện

Phạm Trần viết về nhà thơ Nguyễn Chí Thiện


October 6, 2012
0
Nhà thơ chống Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam lẫy lừng và gang thép nhất Việt Nam, ông Nguyễn Chí Thiện,Tác gỉa Tập thơ nổi tiếng Hoa Địa Ngục, đã gĩa từ Thế giới ở Santa Ana, California ngày 02/10/2012 sau 17 năm được sống với tự do ở hải ngọai.
Ông thọ 73 tuổi nhưng đã phải nằm tù 27 năm qua nhiều trại giam cơ cực ở miền Bắc Việt Nam vì Cộng sản không kiềm chế được tư tưởng và chí khí muốn bảo vệ quyền làm người của ông.

Hình Ảnh Xót Xa — Con Nít Lao Động dưới Chế độ Cộng sản Việt Nam


Hình ảnh cậu bé vừa bước đi vừa khóc vì gánh lúa nặng trên vai đã khiến nhiều người xem rơi lệ.  Ai cũng biết trẻ em là tương lai của đất nước. Vậy mà ở nhiều nơi, ngay trên quê hương Việt Nam, các em vẫn đang phải sống một cuộc đời đầy cơ cực và nguy hiểm. Hãy cùng nhau theo bước chân của các em tới với cuộc sống nhọc nhằn của những trẻ em nghèo trong nươc.
 
Rơi nước mắt với hình ảnh trẻ em lao động
Em bé chưa cao bằng cây lúa
 

Khi Tôi chết hãy mang Tôi ra biển

Khi Tôi chết hãy mang Tôi ra biển
Thơ: Du Tử Lê, Nhạc:Phạm Đình Chương
Ngâm thơ:Nắng Hoàng Hôn-Tiếng hát: Anh Khoa

vendredi 2 novembre 2012

Triệu Con Tim (Million Hearts)

Triệu Con Tim (Million Hearts) 
Trúc Hồ

“Việt Nam tôi đâu?” câu hỏi của nhiều thế hệ

                                               “Việt Nam tôi đâu?” câu hỏi của nhiều thế hệ
                                                               Bài viết: Trần Trung Đạo
                                                             Diễn đọc: Hạt Sương Khuya
                                                          Kỹ thuật Âm thanh: LamSơn719

“Việt Nam tôi đâu?” câu hỏi của nhiều thế hệ





“Việt Nam tôi đâu?” câu hỏi của nhiều thế hệ

Trần Trung Đạo




“Việt Nam tôi đâu?” câu hỏi của nhiều thế hệ
Bài viết: Trần Trung Đạo
Diễn đọc: Hạt Sương Khuya
Kỹ thuật Âm thanh: LamSơn719



jeudi 18 octobre 2012

lundi 15 octobre 2012

lundi 8 octobre 2012

Nhật Thiên Lan

Nhật Thiên Lan

Lưu Hồng


Lưu Hồng: giọng hát như tơ trời đong đưa 


Lưu Hồng có một giọng hát nhè nhẹ như tơ trời đong đưa - như mây trắng lờ lửng bay bay. Nửa đêm nằm nghe Lưu Hồng cất giọng ngọt ngào - khiến cho những kẻ cô đơn cảm thấy ấm lòng - như được có vòng tay ôm ắp. Tôi mê Lưu Hồng hát : ''Phố đêm đèn mờ giăng giăng... ''. Ôi, buồn xé con tim...

dimanche 7 octobre 2012

Người lính trong nhạc Nguyễn Văn Ðông

Người lính trong nhạc Nguyễn Văn Ðông

lê hữu

“Anh như ngàn gió,
ham ngược xuôi theo đường mây…

(Mấy dặm sơn khê, Nguyễn Văn Ðông)
 
H
ôm ấy, tôi còn nhớ, một chiều hè năm 1969, chúng tôi ngồi ở một quán nước quen dọc bờ biển Nha Trang. Bên cạnh tôi là H., người bạn học cũ. Ðã lâu lắm chúng tôi mới gặp lại nhau kể từ ngày rời xa mái trường cũ ở một thị trấn miền cao nguyên đất đỏ. H. cho biết anh sắp sửa nhập ngũ, thì giờ rảnh rỗi như thế này sẽ chẳng còn được bao lâu nữa. Anh ta có người yêu ở thành phố biển này. Tôi thì vẫn lang thang trên sân trường đại học, tấm giấy chứng chỉ hoãn dịch trong tay vẫn còn hiệu lực…

 

Kim Tước


Kim Tước

 

Bà tên thật là Nguyễn Kim Tước, sinh năm 1938 tại Nam Định trong một gia đình có 6 người con. Khi còn nhỏ, Kim Tước được theo học chương trình Pháp tại Hà Nội và Huế. Sau đó cô theo học trung học tại trường Lycée Francais De Hue, rồi trường Marie Curie ở Sài Gòn và đậu tú tài Pháp năm 1957.

Mộc Lan


MỘC LAN



Ca sĩ Mộc Lan là ca sĩ tài danh cùng thời với : Thái Thanh, Tâm Vấn, Kim Tước…cách đây hơn nửa thế kỷ; bà nổi tiếng với nhiều bài hát, trong đó có “Em đi chùa Hương” do nhạc sĩ Trần Văn Khê chuyển thành ca khúc, rất được giới sành điệu thời ấy ưa thích.

Mộc Lan làm vợ nhạc sĩ Châu Kỳ một thời gian ngắn ở Huế. Sau đó Châu Kỳ phải lòng cô nữ sinh Gia Long tên là Kha Thị Đàng và và ở với cô này cho đến cuối đời. Còn Mộc Lan thì lấy Trương Minh Đẩu.
Bây giờ bà về dung thân ở một căn nhà có diện tích rất nhỏ, cuối tận cùng con hẻm, đi ngang qua nhà họa sĩ Lưu Nhữ Thụy trên đường Trương Minh Giảng cũ. Bà hiện hữu rất cô độc, càng cô độc hơn khi sống bên cạnh bà là người con gái ngoài 50 tuổi có cân não không bình thường.

samedi 6 octobre 2012

NGUYỄN ÐỨC QUANG

NGUYỄN ÐỨC QUANG với du ca một thời 
                  Nguyễn Ðình Toàn

     


Nhật Ngân

Nhật Ngân, người Đưa Em Sang Sông

 
 
Ca Sĩ Thanh Thúy hát:  "Tôi Đưa Em Sang Sông"

TÌNH CA VIỆT NAM - NHẠC CHỦ ĐỀ NGUYỄN ĐÌNH TOÀN 1970

NHẠC CHỦ ĐỀ NGUYỄN ĐÌNH TOÀN 1970 
Biên soạn: Phan Anh Dũng

   
                   >> Bấm vào đây để nghe toàn bộ "TÌNH CA VIỆT NAM"

       




lundi 1 octobre 2012

Nhạc Xưa

70 Năm Tình Ca  Trong Tân Nhạc Việt Nam (1930 - 2000)

Trích từ SBS radio (Úc Châu)
do Hoài Nam biên soạn


Mộc Lan

Mộc Lan

Gặp nữ danh ca
Những người am hiểu và gắn bó với nền tân nhạc Việt Nam, hẳn vẫn còn nhớ về một thế hệ nữ ca sĩ cách đây hơn 60 năm. Đó là những giọng ca: Mộc Lan, Tâm Vấn, Châu Hà, Kim Tước... Thời may, tôi được gặp một người trong số họ: danh ca Mộc Lan.
Tiếng tăm của nữ danh ca một thời Mộc Lan thì tôi đã từng nghe biết từ lâu qua những lời truyền tụng và sách báo. Thời hoàng kim của bà đã cách đây hơn nửa thế kỷ nên một kẻ hậu bối như tôi dù rất ao ước cũng khó lòng gặp được, bởi bà đã “mai danh ẩn tích” từ rất lâu... Qua sự giới thiệu của một nhà thơ, được biết nhà văn Trần Áng Sơn (vốn là chỗ quen biết với tôi) chính là em ruột của bà, tôi nhờ anh Sơn dẫn đến thăm bà. Một ngày cận Tết, anh Trần Áng Sơn đưa tôi đi, nhưng dặn nhỏ: “Hạn chế hỏi chuyện đời tư nhé!”. Tôi vâng dạ mà... buồn thiu bởi thú thực tôi đang rất muốn hỏi bà một số chuyện tình cảm liên quan đến các nhạc sĩ Châu Kỳ, Đoàn Chuẩn..., đành gặp trước rồi tính sau.


QUỲNH GIAO

QUỲNH GIAO: Tiếng Ca Mở Nẻo Lam Kiều.


Lệ Thu





Lệ Thu tên thật là Bùi Thị Oanh, sinh ngày 16 tháng 07 năm 1943 tại Hải Phòng, nhưng trải qua thời thơ ấu ở Hà Đông. Bố mẹ Lệ Thu sinh được tất cả 8 người con, nhưng 7 người con đầu đều qua đời vào năm lên 3 tuổi. Do đó Lệ Thu là người con duy nhất còn lại trong gia đình. Mẹ Lệ Thu là người vợ thứ hai, vì những khó khăn do người vợ cả gây nên, năm 1953 Lệ Thu cùng mẹ vào miền Nam sinh sống.

Thanh Thúy

Thanh Thúy – người tình trong mộng của cả một thế hệ…





Những giọt nước mắt ấy như một cơn mưa nhỏ trên tâm hồn mỏng mảnh của tôi đã khiến tôi phải lùi xa hơn nữa về một cõi đời nào còn xa xôi hơn đã từng làm tôi nhỏ lệ

Thái Thanh

Thái Thanh : Tiếng hát dâng hiến tâm tình.




Hà Thanh


Hà Thanh và những bản tình ca
Nhà thơ Nhất Tuấn, tác giả "Chuyện Chúng Mình" vang tiếng một thời, nói về Hà Thanh như sau: "Tôi có dịp gặp Hà Thanh khi làm quản đốc đài Phát Thanh Quân Đội (1968) tại Sài Gòn. Hà Thanh lúc đó hát rất hay và xuất hiện thường xuyên trên các đài VOF, Mẹ Việt Nam, đài Sài Gòn, đài Quân Đội. Hà Thanh càng ngày càng nổi tiếng. So với những ngày còn ở Huế, sự giao thiệp của Hà Thanh có phần bạo dạn hơn đôi chút, nhưng vẫn còn dè dặt và giới hạn lắm. Thời này Hà Thanh hát nhiều bài của Nhất Tuấn do Phạm Duy, Đan Thọ, Hoàng Lan phổ nhạc. Đặc biệt là Hà Thanh hát rất nổi tiếng những nhạc phẩm của Nguyễn Văn Đông và nhạc tiền chiến của Đoàn Chuẩn, Từ Linh. Bài nào Hà Thanh hát lên cững làm người nghe rung động vì khi hát nàng để hết tâm hồn vào lời thơ, ý nhạc của tác giả muốn gởi gắm trong bài. Hà Thanh như 'nhập' vào bài hát để diễn tả, để làm toát lên giọng Huế rất dễ thương."[4]

Lệ Thanh

Ca sĩ Lệ Thanh -một thời rồi rơi vào quên lãng



dimanche 30 septembre 2012

Sĩ Phú

Sĩ Phú 


Niệm Khúc Cuối-NgôThụyMiên- Sĩ Phú


Nguyễn Sĩ Phú đã gia nhập làng tân nhạc Sài Gòn từ năm 1968. Xuất hiện lần đầu tiên trong chương trình Không Quân tuyển mộ phi công, Sĩ Phú đã làm say mê khán thính giả với giọng ca thật trầm ấm và truyền cảm. 

MỸ THỂ

MỸ THỂ



mercredi 26 septembre 2012

Vịn chữ để đứng dậy- T.Vấn

Vịn chữ để đứng dậy- T.Vấn 

 

 
Việt Nam Quê Hương Tôi đọc 


Nhất sĩ, nhì nông

Hết gạo chạy rông

Nhất nông, nhì sĩ

( ca dao)

1.

“Làm văn chương như lao vào con đường quá nhiều khổ nhọc! Dấn thân vào con đường gian truân này tôi ít quan tâm chim kêu, hoa nở, gió mát, trăng thanh… Tôi dành chú tâm nhiều vào con người, đặc biệt tâm tính con người! Việc này, không quan tâm không được, bởi tôi là đồng loại. Nhiều người họ tệ lắm! Còn dưới mắt họ, tôi cũng tệ lắm! Tôi cố tỉnh táo, khách quan, tôi tôn trọng và thận trọng, tôi xem xét và suy tư… Văn chương đối với tôi là cuộc thám hiểm con người. Thám hiểm con người để biết con người, tìm thấy con người và chiến đấu con người!

Sa thân chốn chữ nghĩa, tôi thường tự hỏi nhiều câu nhấn chìm mình! Và, tôi cố vùng vẫy ngoi lên.

- Con người thương quý cái gì?

- Hẳn là con người thương quý cái thiện trong con người!

- Con người sợ hãi cái gì?

- Con người sợ hãi cái ác trong con người!

- Vậy… cái ác, nó sợ hãi cái gì?

Và, trong tôi luôn vỡ ra một điều chua xót:

- Cái ác chỉ sợ hãi cái ác hơn! Cái các không sợ cái thiện!

Tôi cực kỳ căm ghét cái ác, thế nhưng nhiều khi tôi bất lực trước kẻ ác, bởi tôi không làm ác được! Và cũng không có quyền làm ác! Trong văn chương lại cũng thế! Nhưng, dù ở sát bờ tuyệt vọng, tôi vẫn cố gắng xây dựng cái thiện đế làm đối trọng cái ác! Đời văn tôi quá ngắn và bé mọn, biết chắc cái thiện dù dày công hun đúc một đời cũng khó mà đánh bại một cái ác nhất thời nhởn nhơ! Nhưng trận chiến không khoan nhượng và lép vế này đã giúp tôi thanh thản làm người!

Mỗi khi đặt dấu chấm dứt một truyện ngắn tôi luôn cảm thấy mình cần phải viết lại! Bởi, cây bút tôi quá chật hẹp và bất cập trong biển đời mênh mông gào sóng!

Bàn viết tôi trông ra cửa sổ. Lãng đãng nơi khung chữ nhật gió lùa ấy, tôi thấy bóng quá khứ trôi qua nhiều buồn thương lẫn lộn. Nhưng nơi ấy, tôi buộc hiện tại phải đi qua bằng lòng tin không mất của tuổi già! Nơi ấy tôi thường ngồi lặng im, nghĩ nhiều hơn viết, nghe nước mắt phận mình không rơi ra ngoài được, vì những đồng cảm bao người dân quê chân lấm tay bùn. Tôi vẫn hài hước để đậy che chua xót, tôi cố bông đùa để lấp đi cay nghiệt, để tôi được sống mà nuôi khao khát… Tôi bây giờ không dám rời xa cái bàn viết bé nhỏ bề bộn bản thảo, tôi sợ mình không còn gì để vịn, những lúc cô đơn tràn ngập ngả lòng!

Sống cõi đời, có những lúc phải nín thở, nhói tim vì cái ác diễn ra sờ sờ như thách thức mình! Xem ra, có khá nhiều kẻ đã nỗ lực dùng trí tuệ quý nhất đời họ để phụng sự cái ác miệt mài!

Già, già rồi! Nghèo, nghèo rồi! Tôi bỏ cày, cầm bút, để chất cao thêm lo toan giữa bao lo toan chất đống! Có lẽ, tôi chưa biết cách già! Và cũng có lẽ, số phận đánh lừa tôi, để tôi trở thành số phận.

TP. Tuy Hòa, 1.8.2007. ( Ngô Phan Lưu – Chỉ là đôi điều) “.

2.

Đoản văn trích dẫn ở trên nó ám ảnh tôi từ khi tình cờ đọc được trên một trang báo điện tử. Ám ảnh đến độ tôi không thể không viết đôi điều . Tác giả là một cựu sinh viên đại học Văn khoa ở Sài Gòn, cựu sĩ quan QLVNCH, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông bị đi cải tạo một thời gian rồi về quê làm ruộng. Rồi ông bỏ cầy, cầm bút để viết về những trăn trở của một người, từng là nông dân ngày ngày đổ mồ hôi trên mảnh ruộng làm ra cơm gạo cho gia đình, cho đời. Đó là một cuộc mưu sinh khổ nhọc. Thứ khổ nhọc ở trên tất cả mọi khổ nhọc . Vì thế mà bao thanh niên sinh ra nơi đồng ruộng, ai cũng cố gắng để thoát ra khỏi sự khổ nhọc đáng sợ ấy. Nhưng với một người viết văn bằng bàn tay chai sần vì cầm cầy, cầm cuốc gần nửa đời người ấy, thì “làm văn chương như lao vào con đường quá nhiều khổ nhọc “. Tại sao nó khổ nhọc như vậy, mà gần cuối đời rồi, ông vẫn cứ lao vào , chỉ để “chất cao thêm lo toan giữa bao lo toan chất đống ” hay sao ? Tại sao, ông bỏ cuộc khổ nhọc (tay cầy) chỉ để vác lên vai một khổ nhọc khác ( tay viết ), dù đó là khổ nhọc để mưu sinh ? Hình như tôi tìm thấy đầu mối ở đôi lời ông bộc bạch “Dấn thân vào con đường ( văn chương) gian truân này tôi ít quan tâm chim kêu, hoa nở, gió mát, trăng thanh… Tôi dành chú tâm nhiều vào con người, đặc biệt tâm tính con người! Việc này, không quan tâm không được, bởi tôi là đồng loại. ”

Chữ nghĩa là con người cùng với những hệ lụy cố gắng làm một con người cho ra con người. Bấy nhiêu chưa đủ, còn phải chiến đấu hàng ngày với những điều ác, thứ nước cường toan làm bộ mặt con người biến dạng, trở nên xấu xí và hèn mọn. Nếu không, chữ nghĩa sẽ không có một chút giá trị gì giữa cuộc sống có quá nhiều điều thừa thãi.

Có lẽ vì thế mà cuộc chơi văn chương khổ nhọc hơn cuộc mưu sinh hàng ngày để tồn tại chăng ?

3.

Từ những trăn trở của một người nông dân cầm bút ở Việt Nam, tôi nhìn lại chính mình. Cũng như ông, rất nhiều khi tôi đã vịn chữ nghĩa mà đứng dậy. Rất nhiều khi, tôi đã tự an ủi mình rằng, mình không bất nhân với chữ nghĩa, thì chẳng có con chữ nào nỡ phủi tay bỏ mặc, những khi mình cần chúng nhất. Bội bạc vốn là một thuộc tính của con người, không phải của con chữ. Mỗi khi tôi ngồi xuống, đối diện màn hình trắng lóa, tôi luôn nhủ lòng mình rằng, nếu người nông dân đổ mồ hôi trên mảnh ruộng là để tạo ra cơm gạo cho đời thì người cầm bút, rỉ tâm tư của mình trên mỗi đầu ngón tay , cũng phải tạo ra được chút gì cho đời, hay nói như ông nhà văn nông dân , ít nhất cũng “cố gắng xây dựng cái thiện đế làm đối trọng cái ác ” . Nếu không, thế giới này sẽ mất cân bằng. Và khi ấy, cái ác sẽ chỉ biết sợ cái ác . . . hơn. Những tội ác, những kẻ sát nhân, những điều trá ngụy, những áp bức, trù dập, những bất công, những chà đạp công lý. Nếu người sử dụng chữ nghĩa không nói lên, không kêu gào, không bộc bạch, thì ai sẽ là người làm việc đó ? nạn nhân ư ? họ không có cơ hội, thậm chí không còn sống để tố cáo. Thủ phạm ư ? chắc chúng cũng chỉ nói lên những điều giả nhân giả nghĩa nhằm biện minh cho tội ác của mình. Chúng ta đang sống trong một thời còn nhiễu nhương hơn cả những ngày nhiễu nhương năm xưa chốn quê nhà . Khi ấy, còn có chiến tuyến hẳn hòi, khi ấy còn có bên địch bên ta mặc hai màu áo khác nhau. Bây giờ, có nhiều nhà tu hành đeo dao bên người sẵn sàng làm đồ tể, còn những tay đồ tể chuyên nghiệp lại lên đường hành hương tìm những nguồn suối nhiệm màu hòng rửa sạch vết máu của một quá khứ thù hận. Và chính chữ nghĩa, đôi khi cũng bất lực như nhà văn ngồi “lặng im, nghĩ nhiều hơn viết, nghe nước mắt phận mình không rơi ra ngoài được, vì những đồng cảm bao người dân quê chân lấm tay bùn. “

Nhớ những năm xưa bị lưu đầy ngay chính trên quê hương của mình. Ngày nắng cũng như ngày mưa, ngày đông lạnh buốt cũng như ngày hè nắng bỏng da, trên những mảnh ruộng bậc thang nhỏ bằng bàn tay của trại cải tạo Vĩnh Quang miền trung du Bắc Việt, tôi hò hét khản cổ con trâu già sứt môi , bắt nó lê từng bước mệt mỏi kéo chiếc cày cũ kỹ dường như có trọng lượng nặng hơn cả tấm thân xác chưa tới 40 kí lô thịt hơi của mình. Tội nghiệp con trâu già thiếu cỏ để gặm. Tội nghiệp cái thằng người hàng ngày thất thểu đi theo nó. Cái thằng người mà thân xác thì nhẹ nhưng cái đầu thì nặng vì chứa đầy không biết bao nhiêu những thứ ” thức ăn hàm thụ “. Đã có lúc thằng người ấy ngã gục trên đám bùn nhầy nhụa phân xanh, phân chuồng, nhưng nó đã vịn cầy để đứng dậy. Nhưng cũng có lúc quá kiệt sức, thằng người đã sẩy ta đánh rơi cái cầy nhọn hoắt trên chính bàn chân của mình. Máu chảy đầm đìa loang đỏ cả một mảnh ruộng , vậy mà cái đau ngày ấy chưa hẳn đã đau hơn cái nhức buốt ngày hôm nay khi bị những con chữ đâm thẳng vào tim.


Mấy mươi năm đã qua đi. Con trâu già sứt môi bây giờ hẳn đã biến mất trong những cái dạ dày thiếu thịt hàng thế kỷ. Thằng người tội nghiệp năm xưa nay vẫn sống kiếp lưu đầy, nhưng không phải trên mảnh quê hương nghèo khổ của mình nữa, mà là miền đất trù phú xứ người. Chiếc cày thô sơ nặng chình chịch ngày ấy nay hẳn đã bị quên lãng trong một xó xỉnh nào đó của căn nhà kho tồi tàn như chính cái chế độ sản sinh ra nó. Dẫu sao, tôi đã từng vịn nó để đứng dậy.

Như bây giờ có một người viết văn ở Việt Nam đã từng vịn chữ để đứng dậy.

4.

Chữ nghĩa còn là nhân chứng của mọi thời đại. Các thế hệ mai sau, biết được những gì xảy ra hôm nay, qua chữ nghĩa. Cũng như chúng ta, hôm nay, nhìn lại nhiều thế kỷ trước cũng qua những gì chữ nghĩa ghi lại. Nếu là một người viết lương thiện, lịch sử sẽ là lịch sử như nó vốn là. Nếu người viết bẻ cong ngòi bút dù vì bất cứ lý do gì, chúng ta có một lịch sử bị nhào nắn theo ý đồ người viết, theo ý đồ của những kẻ có quyền năng sai khiến người viết. Vì thế, làm một người viết trung thực, có trách nhiệm, như ông nhà văn nông dân hiện còn sống ở trong nước, là một cuộc khổ nạn cho sự cứu rỗi cuối cùng của chân lý. Thứ chân lý sẽ chiếu sáng mãi mãi cho nhiều thế hệ mai sau, thứ chân lý đóng vai trò người chứng can trường, chỉ nói những gì mình thấy, nghe, cảm, và cũng là thứ chân lý đem đến bao khó nhọc cho đời sống, cho người cưu mang nó. Sự khó nhọc luôn làm “nín thở, nhói tim “. Cái tâm ấy của người viết sẽ hòa cùng bản thể vạn vật để tạo nên một thế giới xứng đáng với tầm vóc con người, xứng đáng với những gì con người tạo dựng, trong đó có chữ nghĩa và những giọt mồ hôi khổ nhọc của những người ” khéo dư nước mắt khóc người ngàn xưa “.

Âu cũng là một cách thế để tồn tại cùng với đời sống, dẫu có phải rỉ máu ngón tay hằng đêm trước màn hình trắng lóa ( của máy điện toán ) và cuộc tra vấn không ngừng về ý nghĩa thiết thực của những hàng chữ đang nhẩy múa như điên như cuồng.

Nếu không khổ nhọc như thế, chữ nghĩa, sáng tạo đầy kiêu hãnh của nhân loại sẽ chẳng đáng giá một xu khi được đặt cạnh chiếc cày nằm mệt mỏi trên thửa ruộng đất vừa mới vỡ.

© T.Vấn 2008

Một thời để nhớ-T.Vấn




VietNamQuêHươngTôi đọc