Để tạo ra một nét riêng, mỗi một người nghệ sĩ hay thường
dành cho mình một nghệ danh. Thế nhưng, cũng có nhiều nhạc sĩ, với những
lý do riêng, họ có rất nhiều bút danh/nghệ danh. Chính vì vậy, mà không
ít người nghe đã ngạc nhiên khi biết tác giả của một tác phẩm nổi tiếng
này cũng chính là tác giả của một tác phẩm nổi tiếng khác, với hai bút
danh khác nhau.
mardi 10 septembre 2019
“Đệ nhất thi sĩ miền Nam” Vũ Hoàng Chương – Lạc loài trong cõi nhân sinh
Khi tiếng kêu đớn đau của thi sĩ Hàn Mặc Tử ở phương Nam chợt vụt
tắt, thì vòm trời thi ca đất Việt dường như chỉ còn một Vũ Hoàng Chương
đang quằn quại với những vết thương xẻ nát tâm hồn. Thì kỳ lạ thay, từ
chính vết thương đang rỉ máu ấy lại vẽ ra một lối đi riêng, một con
đường cho thi ca ngay từ buổi đầu đến với thơ mới.
Ca sĩ Lệ Thanh -một thời rồi rơi vào quên lãng
Vào những thập niên 60 thời còn phòng trà Anh Vũ, Kim Sơn, Hòa Bình ở SG đêm nào cũng có mặt người thư sinh Đỗ Lễ rất yêu tiếng hát của nữ ca sĩ Lệ Thanh. Một ca sĩ có bàn tay không mấy đẹp với sắc vóc trung bình nhưng giọng ca nồng nàn với những nốt vuốt độc đáo mà hình như cho tới bây giờ chưa có người thay thế. Có người cho rằng tiếng hát ca sĩ Xuân Thu hơi giông giống Lệ Thanh, nhưng chỉ giống ở phần láy âm.
Nhạc sĩ Lam Phương
Trong mục này kỳ trước, chương trình về cố nhạc sĩ Trúc Phương, nhà báo Nguyễn Đình Toàn có đề cập đến một tên tuổi khác nữa, người miền Nam, là nhạc sĩ Lam Phương. Theo ông, nếu lời ca của Trúc Phương làm nên cái quyến rũ thì âm hưởng của vọng cổ Nam phần là cái duyên thầm trong nhạc Lam Phương.
Ca khúc “Ngày Xưa Hoàng Thị” và những mối tình học trò khó quên
Giới trẻ (và ngay cả giới già) ngày trước chắc không mấy ai không
biết đến 2 bài thơ đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc tuyệt vời là bài
Động Hoa Vàng và Ngày Xưa Hoàng Thị của thi sĩ Phạm Thiên Thư.
Người thi sĩ đã vẽ nên trong tâm tưởng chúng tôi ngày ấy cả một động hoa vàng rực rỡ, có cô Hoàng Thị Ngọ đội nón lá mặc áo dài trắng, vẫn đẹp ngây thơ như chưa hề có hơn nửa thế kỷ đã trôi qua.
Người thi sĩ đã vẽ nên trong tâm tưởng chúng tôi ngày ấy cả một động hoa vàng rực rỡ, có cô Hoàng Thị Ngọ đội nón lá mặc áo dài trắng, vẫn đẹp ngây thơ như chưa hề có hơn nửa thế kỷ đã trôi qua.
jeudi 5 septembre 2019
Cô Hàng Nước và Cô Hàng Cà Phê – Hai “cô hàng” đầu tiên của làng Tân nhạc Việt Nam
Dưới ảnh hưởng của cơn bão “mưa Âu gió Á”, bên cạnh sự tồn tại ngàn
năm rủ bóng của giá trị cũ thì đầu thế kỷ 20, “những cái Tôi” bắt đầu
chộn rộn, đảo lộn. Các giai tầng mới ra đời, những hệ lụy văn hóa trộn
lẫn.
Khi Nguyễn Bính viết “Chân quê” thì cô gái mặc yếm lụa sồi, cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen ngày xa xưa ấy đã ít nhiều phấn hương thị thành, trở về soi bóng và khuấy động vẻ tĩnh lặng của giếng làng Khổng giáo. Và trong cuộc chuyển giao lịch sử ấy, tôi muốn kể lại chân dung hai “cô hàng” đầu tiên của làng Tân nhạc Việt Nam, một quen thuộc, một lạ lẫm của cái buổi ban đầu lưu luyến ấy, đó là “Cô hàng nước” của nhạc sĩ Vũ Huyến và “Cô hàng cà phê” của nhạc sĩ Canh Thân.
Khi Nguyễn Bính viết “Chân quê” thì cô gái mặc yếm lụa sồi, cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen ngày xa xưa ấy đã ít nhiều phấn hương thị thành, trở về soi bóng và khuấy động vẻ tĩnh lặng của giếng làng Khổng giáo. Và trong cuộc chuyển giao lịch sử ấy, tôi muốn kể lại chân dung hai “cô hàng” đầu tiên của làng Tân nhạc Việt Nam, một quen thuộc, một lạ lẫm của cái buổi ban đầu lưu luyến ấy, đó là “Cô hàng nước” của nhạc sĩ Vũ Huyến và “Cô hàng cà phê” của nhạc sĩ Canh Thân.
Ca sĩ Mai Hương – Viên ngọc quý của tân nhạc Việt Nam
Cho đến bây giờ, mặc dù trải qua nhiều năm tháng cùng với những thay
đổi về hoàn cảnh xã hội và thời cuộc, Mai Hương vẫn luôn giữ cho mình
một chỗ đứng cao trong âm nhạc Việt Nam.
Tiếng hát phảng phất nét sang cả với một âm vực đặc biệt của Mai Hương hình như chỉ thích hợp với những sáng tác phẩm giá trị, từng một thời lôi cuốn được rất nhiều khán thính giả của các chương trình phát thanh và truyền hình tại Việt Nam trước năm 75.
Tiếng hát phảng phất nét sang cả với một âm vực đặc biệt của Mai Hương hình như chỉ thích hợp với những sáng tác phẩm giá trị, từng một thời lôi cuốn được rất nhiều khán thính giả của các chương trình phát thanh và truyền hình tại Việt Nam trước năm 75.
MAI HƯƠNG : Tiếng Ca Gợi Nét Thêu Trên Lụa.
Hình như đấng hóa công hà tiện, không ban cho Mai Hương sắc và thanh vừa phải để giúp cô bước vào nghệ thuật trình diễn bằng những bước chân khua động, bằng hào quang rực rỡ. Tiếng cô lu mờ bạc nhược. Nhưng Mai Hương biết luyện giọng để trở thành một ca sĩ thượng thặng với kỷ thuật ca hát ra già dặn. Mai Hương có kỷ thuật ca hát và nội công thâm hậu hơn cả Thái Thanh. Tiếng hát cô cực kỳ điêu luyện.
dimanche 10 mars 2019
Inscription à :
Articles (Atom)