Hình như đấng hóa công hà tiện, không ban cho Mai Hương sắc và thanh vừa phải để giúp cô bước vào nghệ thuật trình diễn bằng những bước chân khua động, bằng hào quang rực rỡ. Tiếng cô lu mờ bạc nhược. Nhưng Mai Hương biết luyện giọng để trở thành một ca sĩ thượng thặng với kỷ thuật ca hát ra già dặn. Mai Hương có kỷ thuật ca hát và nội công thâm hậu hơn cả Thái Thanh. Tiếng hát cô cực kỳ điêu luyện.
Cô tuy có giọng yếu và lu hơn giọng Thái Thanh, nhưng khi cô lên cao giọng cô không chua, không bén ngót, không xon xỏn, không gợi nên thứ ánh sáng hỗn láo chiếu trên tấm gương như giọng Thái Thanh. Chuỗi ngân của cô vừa đều đặn vừa gợn sóng lăn tăn có thể kéo dài theo trường độ của một nốt nhạc dài.
Tiếng hát ấy mềm mại, không nẩy âm vang, không loé hào quang và không có làn hơi dũng mãnh và dồi dào. Nữ giáo sư âm nhạc dân tộc Quỳnh Hạnh thường bảo :
"Hát như Mai Hương mới gọi là hát hay."
Vào năm 1961, anh Nguyễn Văn A, giáo sư trường quốc gia âm nhạc dặn tôi:
"Mai sau, bạn có viết về ca hát, nên lấy các giọng Mộc Lan, Châu Hà, Kim Tước, Mai Hương và Tuyết Hằng làm chuẫn. "
Mai Hương thường hát những bản lọt ra ngòai âm vực của giọng hát mình. Khi lên nốt quá cao,cô chuyền qua giọng óc mà thính giả không nhận ra lúc cô chuyễn giọng.
Giọng thật của cô đã mỏng sằn rồi nên khi chuyền qua giọng óc mỏng dính, thính giả vẫn không nhận rõ sự khác biệt của hai giọng.
Nhưng cái hay của Mai Hương là khi hát bằng giọng óc, cô không nhốt giọng quá sâu trong cuống họng như Thái Thanh nên giọng óc của cô vẫn ngọt, tuy không lãnh lót du dương. Khi xuống khá trầm, cô hát vẫn trót lọt như thường, nhưng tiếng không rền, không có dư vang và không kéo một chuỗi ngân dài. Thường là một chuỗi ngân đều đặn với năm ba hột khít khao mà thôi.
Nhờ biết dàn trải làn hơi đâu vào đó nên Mai Hương không bao giờ hụt hơi khi lên cao hoặc xuống thấp, ngay ở những chổ hóc búa mà giọng cô vẫn lướt qua một cách ngon lành, một cách tỉnh bơ, không chổ nào trục trặc thô tháp, không chổ nào vỡ gảy vụng về.
Nghe Mai Hương hát, chúng ta có thể liên tưởng đến buổi bình minh bên bờ biển trông ra mây phương Đông rực rỡ màu hồng. Bãi cát màu nâu vàng ấm áp loáng thoáng những câ thùy dương màu bích ngọc.
Thủy triều vừa dâng cao, từng đợt sóng mềm mại âu yếm hôn lên bãi cát, rồi mực nước tràn lên cát biến màu vàng nâu của cát thành màu đường mía thẫm hơn, phản chiếu ánh nắng chuyễn qua màu vàng diệp.
Tiếng hát Mai Hương được vẽ bằng những lớp sóng mềm mại ấy, vọng vào tai khách ngắm cảnh lời rì rào của sóng hoa theo tiếng thuỳ dương vi vút bất tuyệt.
*
* *
* *
Chiều_ Hồ Dzếnh và Dương Thiệu Tước-Mai Hương
*
* *
* *
Duyên Thề (Thanh Trang) - Mai Hương, Mai Hân
*
* *
* *
NƯƠNG CHIỀU - Nhạc PHẠM DUY - Ca sĩ MAI HƯƠNG
*
* *
* *
Nhạc Xưa Tuyển Chọn: Ciao! Bella 21: Tiếng Hát Mai Hương 1
Chiều Bên Giáo Đường (Lê Trọng Nguyễn)
Đêm Xuân (Phạm Duy)
Em Tôi (Lê Trạch Lựu)
Mơ Hoa (Hoàng Giác)
Phút Chia Ly (Hoàng Trọng & Nguyễn Túc)
Tiếng Hát Biên Thuỳ (Hoàng Giác)
Nhớ Người Thương Binh (Phạm Duy)
Ước Hẹn Chiều Thu (Dương Thiệu Tước)
Tiếng Hát Trên Sông (Phạm Duy)
Tiếng Thời Gian (Lâm Tuyền & Dạ Chung)
Khi Ánh Chiều Rơi (Tạ Tấn & Trịnh Kính)
Xa Quê (Lê Quang Nhạc & Hồ Đình Phương)
Đêm Xuân (Phạm Duy)
Em Tôi (Lê Trạch Lựu)
Mơ Hoa (Hoàng Giác)
Phút Chia Ly (Hoàng Trọng & Nguyễn Túc)
Tiếng Hát Biên Thuỳ (Hoàng Giác)
Nhớ Người Thương Binh (Phạm Duy)
Ước Hẹn Chiều Thu (Dương Thiệu Tước)
Tiếng Hát Trên Sông (Phạm Duy)
Tiếng Thời Gian (Lâm Tuyền & Dạ Chung)
Khi Ánh Chiều Rơi (Tạ Tấn & Trịnh Kính)
Xa Quê (Lê Quang Nhạc & Hồ Đình Phương)
*
* *
* *
Mai Hương Hát Quê Nghèo của Phạm Duy
*
* *
* *
Những Tình khúc Xưa Qua Tiếng Hát Mai Hương
01. Thu ca
02. Trên ngọn tình sầu
03. Nhớ trăng huyền xưa
04. Nhặt cánh sao rơi
05. Tiếng hát quay tơ
06. Trương chi
07. Nhớ bạn
08. Bến đò xưa
09. Tiếng chuông chiều thu
10. Nhạc chiều
11. Trách người đi
12. Cánh bằng lướt gió
13. Gió thoảng hương duyên
14. Nguyệt cầm
15. Như ngọn buồn rơi
16. Tiếng sáo thiên thai
17. Dạ khúc
18. Đêm đông
19. Tình câm
20. Suối tóc
02. Trên ngọn tình sầu
03. Nhớ trăng huyền xưa
04. Nhặt cánh sao rơi
05. Tiếng hát quay tơ
06. Trương chi
07. Nhớ bạn
08. Bến đò xưa
09. Tiếng chuông chiều thu
10. Nhạc chiều
11. Trách người đi
12. Cánh bằng lướt gió
13. Gió thoảng hương duyên
14. Nguyệt cầm
15. Như ngọn buồn rơi
16. Tiếng sáo thiên thai
17. Dạ khúc
18. Đêm đông
19. Tình câm
20. Suối tóc
*
* *
* *
Mai Hương - TÌNH KHÚC HẢI NGOẠI ĐỂ ĐỜI - CHIỀU TÀ (Serenade) - Diễm Xưa CD 105
1. Trở về mái nhà xưa (back to Sorriento)
2. Chiều tà (Serenata )
3. Mơ mộng (Reverie)
4. Giòng sông xanh (Danuble Bleu)
5. Mối tình xa xưa (Celebre Valse)
6. Dạ khúc (Serenade)
7. Mộng ngày xanh (Tango Bleu)
8. Tình vui (Plaisir D'mour)
9. Nhạc buồn (Tristesse)
10. Khúc hát thanh xuân (one day)
11. Chủ nhật buồn (Sombre Dimanche)
12. giòng sông xanh (Repeat)
2. Chiều tà (Serenata )
3. Mơ mộng (Reverie)
4. Giòng sông xanh (Danuble Bleu)
5. Mối tình xa xưa (Celebre Valse)
6. Dạ khúc (Serenade)
7. Mộng ngày xanh (Tango Bleu)
8. Tình vui (Plaisir D'mour)
9. Nhạc buồn (Tristesse)
10. Khúc hát thanh xuân (one day)
11. Chủ nhật buồn (Sombre Dimanche)
12. giòng sông xanh (Repeat)
*
* *
* *
Những Tình khúc Qua Tiếng Hát Mai Hương | Nhặt Cánh Sao Rơi Diễm Xưa CD 060
*
* *
* *
Thời thơ ấu Mai Hương sống ở nhiều nơi, Huế, miền Bắc, Hà Nội. Cô theo học ở các trường công giáo, tiểu học Thánh Linh và trung học Nguyễn Bá Tòng. Đến 1952 Mai Hương cùng gia đình chuyển vào Sài Gòn.
Mai Hương tỏ ra có năng khiếu rất sớm và đến với âm nhạc từ khi còn trẻ. Năm 1953, cô tham dự thi cuộc tuyển lựa ca sĩ của đài phát thanh Pháp Á tại rạp Norodom. Sau khi phần Việt Ngữ của đài này ngưng hoạt động, Mai Hương sang cộng tác với chương trình nhi đồng của nữ ca sĩ Minh Trang trên đài Phát Thanh Sài Gòn, lúc đó còn được gọi là Đài Phát Thanh Quốc Gia.
Song song với thời gian cộng tác với các chương trình thiếu nhi, Mai Hương theo học trường Quốc Gia Âm Nhạc được khoảng 3 năm. Ở đấy mai Hương đã học violon, ký âm pháp, đàn tranh và hợp xướng. Sau đó vì bận thi tú tài 1 nên cô phải bỏ dở.
Trước 1975 Mai Hương đã là một giọng ca nổi tiếng nhưng cô ít xuất hiện trước khánh giả. Tên tuổi cô được biết đến nhiều từ các chương trình phát thanh và truyền hình. Ngoài đài phát thanh Pháp Á và Đài Phát Thanh Sài Gòn, Mai Hương còn hát trên những đài Quân Đội và Tiếng Nói Tự Do cùng trên đài Truyền Hình Việt Nam. Mai Hương đã cộng tác với hầu hết những chương trình ca nhạc nổi tiếng vào thời đó với các trưởng ban như Nghiêm Phú Phi, Nguyễn Quí Lãm, Võ Đức Tuyết, Y Vân, Hoàng Trọng, Vũ Thành... Mai Hương còn đảm nhiệm cả phần đọc truyện và làm phát thanh viên.
Mai Hương trình diễn trên sân khấu lần đầu tiên trong vở kịch thơ Tấm gương nhi nữ chung với các cô chú Thái Thanh, Khánh Ngọc, Hoài Trung và Hoài Bắc. Về ca hát, khi còn trong lứa tuổi nhi đồng vào năm 1954, 1955 Mai Hương đã hát một mình lần đầu tiên trước khán giả nhạc phẩm Hận ly hương của Hoa Ngọc Long. Trong lãnh vực vũ trường, Mai Hương chỉ ký một giao kèo duy nhất dài 6 tháng với vũ trường Tự Do vào năm 1970 qua lời mời của Khánh Ly, lúc đó phụ trách chương trình cho vũ trường này. Đêm cuối cùng trước khi mãn hạn giao kèo thì vũ trường Tự Do bị nổ vì nạn khủng bố, trong khi Mai Hương đang trình bày nhạc phẩm Love story. Và sau đó Mai Hương không bao giờ dám bước lên các phòng trà hoặc vũ trường.
Ngày 22 tháng 4 năm 1975, Mai Hương cùng chồng và bốn người con rời Việt Nam. Sau một tuần ở đảo Guam, cả gia đình đến Nam California, tạm trú tại trại Pendleton một thời gian ngắn. Chỉ một năm sau, Mai Hương đã được mời đi trình diễn. Buổi trình diễn đầu tiên của cô trước khán giả Việt Nam tại hải ngoại diễn ra ở thành phố New Orleans.
Vào năm 1980, Mai Hương phát hành băng nhạc đầu tiên của mình tại hải ngoại mang tên Giấc mơ hồi hương. Sau đó Mai Hương tiếp tục thu âm và có nhiều CD thành công như Nhặt cánh sao rơi, Serenade, Vàng phai mấy lá...
Từ năm 1989 Mai Hương sống ở Rowland Heights, nam California và làm việc cho ngân hàng Bank Of America. Hiện nay Mai Hương đã về hưu và ít tham gia ca hát.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire