Trong khi đang theo học bậc trung học Pháp tại trường Les Lauriers, vào năm 1959 trong một lần đến phòng trà Bồng Lai nghe nhạc, do sự khuyến khích của bạn bè, Lệ Thu bước lên sân khấu trình bày nhạc phẩm Dang dở. Ngay sau đó, ông chủ phòng trà đã mời Lệ Thu ký giao kèo biểu diễn. Cũng từ đó cô lấy nghệ danh Lệ Thu, trong một cuộc phỏng vấn, Lệ Thu trả lời: "Tôi lấy tên Lệ Thu vì tôi giấu gia đình. Thật ra tên đó nó không có trong tiềm thức của tôi nhưng tự nhiên nó bật ra, tôi không hiểu từ đâu". Sau khi nhận lời cộng tác với phòng trà Bồng Lai, Lệ Thu vẫn tiếp tục đi học nhưng một thời gian sau cô quyết định nghỉ học để theo đuổi con đường ca hát.
Theo sau Bồng Lai, Lệ Thu cộng tác với Trúc Lâm Trà Thất của nhạc sĩ Mạnh Phát và kế đó là vũ trường Tự Do vào năm 1962. Thời kỳ đó Lệ Thu thường trình bày những nhạc phẩm lời Pháp và Anh, nổi bật nhất là các bản như La Vie En Rose, A Certain Smile, La Mer, Love Is A Many Splendored Thing... Cũng thời gian đó Lệ Thu thành hôn với một người đi học ở Pháp về tên Sơn.
Lệ Thu tham gia các chương trình ca nhạc trên các đài phát thanh Sài Gòn, đài Quân Đội và Mẹ Việt Nam và thu âm cho nhiều băng nhạc. Cùng với Khánh Ly, Thái Thanh, Lệ Thu là một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất của Sài Gòn cho tới 1975. Sau cuộc hôn nhân đầu đổ vỡ, Lệ Thu kết hôn với ký giả Hồng Dương nhưng hai người chia tay sau khi có một con gái tên Thu Uyển.
Trong sự kiện tháng 4 năm 1975, Lệ Thu quyết định ở lại Việt Nam vì còn mẹ, dù ngày 28 tháng 4 cô đã tới phi trường, bước chân máy bay nhưng rồi quay về. Lệ Thu gia nhập đoàn Kim Cương để đi trình diễn. Thời gian đó Lệ Thu hát những ca khúc nhạc mới và cũng có những thành công như bài Hà Nội niềm tin và hy vọng của Phan Nhân. Khoảng năm 1978, Lệ Thu có mở một hàng cà phê mang tên con gái út là Thu Uyển trên đường Phan Tôn, Tân Định với sự cộng tác của Thanh Lan và nhạc sĩ Lê Văn Thiện.
Tại Hoa Kỳ, Lệ Thu tiếp tục đi hát, tái ngộ với khán giả trong một buổi trình diễn đặc biệt do Nam Lộc tổ chức tại Beverley Hills. Sau đó cô cộng tác cùng các vũ trường như Tự Do, Làng Văn và Maxim's. Năm 1981 Lệ Thu thực hiên băng nhạc đầu tiên của mình ở hải ngoại mang tên Hát trên đường tử sinh. Tiếp theo là những băng Thu hát cho người gồm nhiều ca khúc đã gắn liền với tên tuổi của cô.
Đến nay Lệ Thu vẫn tiếp tục ca hát. Sau khi con cái trưởng thành và lập gia đình, Lệ Thu sống một mình ở thành phố Fountain Valley.
Ngày 22 tháng 6 năm 2007, Lệ Thu tham gia chương trình đêm nhạc Trịnh "Rơi lệ ru người" theo ý tưởng của Tib Hoàng, cháu gái Trịnh Công Sơn cùng với các ca sĩ Hồng Nhung, Mỹ Linh, Quang Dũng, Cẩm Vân, Thu Minh, Nguyên Thảo và đạo diễn Phạm Hoàng Nam.
Lệ Thu dần nổi tiếng và trở thành một ca sĩ quan trọng của các vũ trường lớn ở Sài Gòn. Trong những năm 1968 đến 1971, tiếng hát Lệ Thu là một trong những yếu tố đưa khách đến với các vũ trường Queen Bee, Tự Do và Ritz. Năm 1968, Lệ Thu về cộng tác với chương trình Jo Marcel tại vũ trường Queen Bee. Ngoài việc đi hát hàng đêm cô còn ký giao kèo thu thanh băng nhạc cho Jo Marcel, khởi đầu cho một thời kỳ vàng son nhất trong cuộc đời đi hát. Đến giữa năm 1969, Lệ Thu cùng với chương trình Jo Marcel dời về vũ trường Ritz trên đường Trần Hưng Đạo. Năm 1970 Lệ Thu trở lại với vũ trường Tự Do cho đến khi vũ trường này bị nổ hơn một năm sau.
Lệ Thu tham gia các chương trình ca nhạc trên các đài phát thanh Sài Gòn, đài Quân Đội và Mẹ Việt Nam và thu âm cho nhiều băng nhạc. Cùng với Khánh Ly, Thái Thanh, Lệ Thu là một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất của Sài Gòn cho tới 1975. Sau cuộc hôn nhân đầu đổ vỡ, Lệ Thu kết hôn với ký giả Hồng Dương nhưng hai người chia tay sau khi có một con gái tên Thu Uyển.
Trong sự kiện tháng 4 năm 1975, Lệ Thu quyết định ở lại Việt Nam vì còn mẹ, dù ngày 28 tháng 4 cô đã tới phi trường, bước chân máy bay nhưng rồi quay về. Lệ Thu gia nhập đoàn Kim Cương để đi trình diễn. Thời gian đó Lệ Thu hát những ca khúc nhạc mới và cũng có những thành công như bài Hà Nội niềm tin và hy vọng của Phan Nhân. Khoảng năm 1978, Lệ Thu có mở một hàng cà phê mang tên con gái út là Thu Uyển trên đường Phan Tôn, Tân Định với sự cộng tác của Thanh Lan và nhạc sĩ Lê Văn Thiện.
Tháng 11 năm 1979, Lệ Thu cùng con gái út vượt biển đến Pulau Bidong, sau đó sang Mỹ vào giữa năm 1980. Hai năm sau hai người con gái lớn của Lệ Thu cũng vượt biên và đoàn tụ với Lệ Thu tại nam California.
Tại Hoa Kỳ, Lệ Thu tiếp tục đi hát, tái ngộ với khán giả trong một buổi trình diễn đặc biệt do Nam Lộc tổ chức tại Beverley Hills. Sau đó cô cộng tác cùng các vũ trường như Tự Do, Làng Văn và Maxim's. Năm 1981 Lệ Thu thực hiên băng nhạc đầu tiên của mình ở hải ngoại mang tên Hát trên đường tử sinh. Tiếp theo là những băng Thu hát cho người gồm nhiều ca khúc đã gắn liền với tên tuổi của cô.
Đến nay Lệ Thu vẫn tiếp tục ca hát. Sau khi con cái trưởng thành và lập gia đình, Lệ Thu sống một mình ở thành phố Fountain Valley.
LỆ THU: Tiếng Ca Khởi Phụng Đằng Giao.
Năm 1963 hay 1965 gì đó, tôi được nghe Lệ Thu hát bản "Xin Mặt Trời Ngủ Yên" của Trịnh Công Sơn trong dĩa nhựa microsillon. Cách gào rống vô cùng độc đáo đến mức trác tuyệt khi cô hát lên cao làm tôi ngưỡng mộ nồng nhiệt. Cũng như bài "Summertime", bài "Xin Mặt Trời Ngủ Yên" là bài
Blue có chổ lên cao, chỉ có cách gào rống mới diễn tả nổi cái đau banh gan xé ruột. Ở bài "Summertime" là nổi đau trong kiếp nô lệ nhục nhằn của người Mỹ da đen.
Ở bài "Xin Mặt Trời Ngủ Yên" là nổi đau đớn lớn của kiếp nhân sinh. Gào rống mà tiếng hát vẫn giữ vững cao độ, không sai một bán cung lại còn ngân nga rựa ràng như trường hợp Lệ Thu đâu phải dễ. Giọng hát Lệ Thu cao nên cô trình bày các ca khúc Tây phương có chổ lên cao như "Come Back To Sorrento" của De Curtis, bản "Tristesse" của Chopin, bản "Serenata" của Enrico Tosselli, bản "Rêveries" của Robert Schumann đều hay, nhưng chỉ giúp cô nổi tiếng ở phòng trà Tự Do, chứ chưa đưa cô vào môi trường khách sành điệu lẫn khán thính giả thời thượng bên ngoài. Và theo tôi, chính những ca khúc theo thể điệu Blue mới làm nổi bật cái độc đáo của tiếng hát cô.
Tuy nhiên, ca khúc "Xin Mặt Trời Ngủ Yên" chỉ là cái cửa mở ngỏ để cô đi vào nhạc của Trịnh Công Sơn nhưng chưa phải là cái thang để cô leo lên tuyệt đỉnh vinh quang.
Thật ra, Lệ Thu được khán thính giả bốn phương ngưỡng mộ qua bài "Ngậm Ngùi" của Phạm Duy. Đây là một trường hợp ngộ nghĩnh. Vào thuở cuộc chiến tranh Đông Dương giữa Pháp và Việt Minh, nhạc sĩ Lê Thương có phổ bài thơ này thành ca khúc "Tiếng Thuỳ Dương" và chỉ được vài ca sĩ đài phát thanh Pháp Á hát vài lần là bị xếp im lìm trong kho tàng nhạc sử nước nhà. Sau đó rất lâu, nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc "Ngậm Ngùi" có nhờ Anh Ngọc thu vào dĩa microsillon để giao duyên với giọng ngâm của Hoàng Oanh.
Bài hát vẫn không được ai chú ý. Chỉ có bài thơ của Huy Cận và giọng ngâm sắc vút của Hoàng Oanh là còn gây dư vang và tình ý trong lòng khách mộ điệu mà thôi.
Phải đợi giọng diễn tả của Lệ Thu, bài hát mới nổi danh như cồn. Nhờ vậy, Lệ Thu trở thành một ngôi sao sáng tuyệt vời trên vòm trời ca nhạc.
Có vậy, khi tiếp tục hát thêm các ca khúc của Trịnh Công Sơn, cô mới cùng Khánh Ly làm nổi tiếng các tác phẩm của anh chàng du ca tài ba lỗi lạc này.
Khi bài "Ngậm Ngùi" nổi tiếng kỷ lục thì nhạc sĩ Phạm Duy khoái quá, sáng tác bài "Nước Mắt Mùa Thu", lấy ý từ cái tên Lệ Thu để tặng người ca sĩ này.
Thật ra thì cái tên Lệ Thu là cái tên khá phổ thông từ thuở xưa. Nhưng Lệ không có nghĩa là nước mắt mà là đẹp: diễm lệ, mỹ lệ, thanh lệ, tú lệ, kiều lệ. Lệ Thu là mùa thu đẹp.
Còn tiếng hát Lệ Thu thì sao? Tiếng cô khàn mà cao vút. Khi lên cao, cô vẫn giữ giọng thật, cô rống lên thật vang dội để cho tiếng trải đều ra, vạm vỡ và dũng mãnh như thác nước Niagara. Những bản "Hương Xưa", "Hoài Cảm" của Cung Tiến, "Chiếc Lá Cuối Cùng" của Tuấn Khanh, "Ngày Đó Chúng Mình" của Phạm Duy là những bản để cô biểu diễn giọng cao như bay vút tận trăm tầng cổ tháp và rắn rỏi như đá hoa cương của mình.
Giọng cao mà khàn khàn, dòn và sáng. Nhưng chuỗi ngân của cô không đều, hơi thô rít, làn hơi cô hơi ngắn, phải tinh tai lắm mới thấy cô vá víu làn hơi và chuỗi ngân của mình. Cô trình bày bản nhạc đơn giản, không ỏng ẹo điệu đà nên tiếng hát dễ đi sâu vào tâm hồn người thưởng ngoạn.
Tiếng hát của Lệ Thu làm cho chúng ta nghĩ đến một trái hỏa châu bắn vọt lên không trung để tỏa ngời ánh sáng. Nó cũng giống như cây pháo Phi Thiên Thập Hưởng khi đốt phải phóng lên không trung để cho tiếng vang xa như sấm rền. Và qua những chuyện thần thọai của Trung Hoa, chúng ta có thể nghĩ đó là con giao long tu luyện lâu năm nên khi đắc đạo bay vọt lên chín từng mây biếc, thóat khỏi kiếp sấu để biến thành con rồng thiêng về chầu đức Ngọc Hòang Thượng Đế. Nó cũng như con phụng từ đỉnh cao chót vót đáp xuống rừng xanh,
Năm 1963 hay 1965 gì đó, tôi được nghe Lệ Thu hát bản "Xin Mặt Trời Ngủ Yên" của Trịnh Công Sơn trong dĩa nhựa microsillon. Cách gào rống vô cùng độc đáo đến mức trác tuyệt khi cô hát lên cao làm tôi ngưỡng mộ nồng nhiệt. Cũng như bài "Summertime", bài "Xin Mặt Trời Ngủ Yên" là bài
Blue có chổ lên cao, chỉ có cách gào rống mới diễn tả nổi cái đau banh gan xé ruột. Ở bài "Summertime" là nổi đau trong kiếp nô lệ nhục nhằn của người Mỹ da đen.
Ở bài "Xin Mặt Trời Ngủ Yên" là nổi đau đớn lớn của kiếp nhân sinh. Gào rống mà tiếng hát vẫn giữ vững cao độ, không sai một bán cung lại còn ngân nga rựa ràng như trường hợp Lệ Thu đâu phải dễ. Giọng hát Lệ Thu cao nên cô trình bày các ca khúc Tây phương có chổ lên cao như "Come Back To Sorrento" của De Curtis, bản "Tristesse" của Chopin, bản "Serenata" của Enrico Tosselli, bản "Rêveries" của Robert Schumann đều hay, nhưng chỉ giúp cô nổi tiếng ở phòng trà Tự Do, chứ chưa đưa cô vào môi trường khách sành điệu lẫn khán thính giả thời thượng bên ngoài. Và theo tôi, chính những ca khúc theo thể điệu Blue mới làm nổi bật cái độc đáo của tiếng hát cô.
Tuy nhiên, ca khúc "Xin Mặt Trời Ngủ Yên" chỉ là cái cửa mở ngỏ để cô đi vào nhạc của Trịnh Công Sơn nhưng chưa phải là cái thang để cô leo lên tuyệt đỉnh vinh quang.
Thật ra, Lệ Thu được khán thính giả bốn phương ngưỡng mộ qua bài "Ngậm Ngùi" của Phạm Duy. Đây là một trường hợp ngộ nghĩnh. Vào thuở cuộc chiến tranh Đông Dương giữa Pháp và Việt Minh, nhạc sĩ Lê Thương có phổ bài thơ này thành ca khúc "Tiếng Thuỳ Dương" và chỉ được vài ca sĩ đài phát thanh Pháp Á hát vài lần là bị xếp im lìm trong kho tàng nhạc sử nước nhà. Sau đó rất lâu, nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc "Ngậm Ngùi" có nhờ Anh Ngọc thu vào dĩa microsillon để giao duyên với giọng ngâm của Hoàng Oanh.
Bài hát vẫn không được ai chú ý. Chỉ có bài thơ của Huy Cận và giọng ngâm sắc vút của Hoàng Oanh là còn gây dư vang và tình ý trong lòng khách mộ điệu mà thôi.
Phải đợi giọng diễn tả của Lệ Thu, bài hát mới nổi danh như cồn. Nhờ vậy, Lệ Thu trở thành một ngôi sao sáng tuyệt vời trên vòm trời ca nhạc.
Có vậy, khi tiếp tục hát thêm các ca khúc của Trịnh Công Sơn, cô mới cùng Khánh Ly làm nổi tiếng các tác phẩm của anh chàng du ca tài ba lỗi lạc này.
Khi bài "Ngậm Ngùi" nổi tiếng kỷ lục thì nhạc sĩ Phạm Duy khoái quá, sáng tác bài "Nước Mắt Mùa Thu", lấy ý từ cái tên Lệ Thu để tặng người ca sĩ này.
Thật ra thì cái tên Lệ Thu là cái tên khá phổ thông từ thuở xưa. Nhưng Lệ không có nghĩa là nước mắt mà là đẹp: diễm lệ, mỹ lệ, thanh lệ, tú lệ, kiều lệ. Lệ Thu là mùa thu đẹp.
Còn tiếng hát Lệ Thu thì sao? Tiếng cô khàn mà cao vút. Khi lên cao, cô vẫn giữ giọng thật, cô rống lên thật vang dội để cho tiếng trải đều ra, vạm vỡ và dũng mãnh như thác nước Niagara. Những bản "Hương Xưa", "Hoài Cảm" của Cung Tiến, "Chiếc Lá Cuối Cùng" của Tuấn Khanh, "Ngày Đó Chúng Mình" của Phạm Duy là những bản để cô biểu diễn giọng cao như bay vút tận trăm tầng cổ tháp và rắn rỏi như đá hoa cương của mình.
Giọng cao mà khàn khàn, dòn và sáng. Nhưng chuỗi ngân của cô không đều, hơi thô rít, làn hơi cô hơi ngắn, phải tinh tai lắm mới thấy cô vá víu làn hơi và chuỗi ngân của mình. Cô trình bày bản nhạc đơn giản, không ỏng ẹo điệu đà nên tiếng hát dễ đi sâu vào tâm hồn người thưởng ngoạn.
Tiếng hát của Lệ Thu làm cho chúng ta nghĩ đến một trái hỏa châu bắn vọt lên không trung để tỏa ngời ánh sáng. Nó cũng giống như cây pháo Phi Thiên Thập Hưởng khi đốt phải phóng lên không trung để cho tiếng vang xa như sấm rền. Và qua những chuyện thần thọai của Trung Hoa, chúng ta có thể nghĩ đó là con giao long tu luyện lâu năm nên khi đắc đạo bay vọt lên chín từng mây biếc, thóat khỏi kiếp sấu để biến thành con rồng thiêng về chầu đức Ngọc Hòang Thượng Đế. Nó cũng như con phụng từ đỉnh cao chót vót đáp xuống rừng xanh,
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire