Nhật Ngân, người Đưa Em Sang Sông
Ca Sĩ Thanh Thúy hát: "Tôi Đưa Em Sang Sông"
Đêm Nay Ai Đưa Em Về: Lệ Thanh
> Thanh Thúy hát một số: "Ca khúc của Nhật Ngân"
1.Tôi Đưa Em Sang Sông (với Y Vũ) 7. Những Vòng Tay Xuôi
2. Mỗi Mùa Xuân Về (lời: thơ Trần Trung Đạo) 8. Lời Tình Buồn
3. Những Giọt Mưa Buồn 9. Bông Hồng Trắng
4. Một Mai Giã Từ Vũ Khí 10. Cho Vừa Lòng Anh (với Mặc Thế Nhân)
5. Lời Tạ Tình 11. Nước Mắt Mẹ Mừng
6. Mùa Xuân Thăm Nhau 12. Chết Non (lời: Đinh Việt Lang)
13. Hồn Trinh Nữ (lời: thơ Nguyễn Bính)
2. Mỗi Mùa Xuân Về (lời: thơ Trần Trung Đạo) 8. Lời Tình Buồn
3. Những Giọt Mưa Buồn 9. Bông Hồng Trắng
4. Một Mai Giã Từ Vũ Khí 10. Cho Vừa Lòng Anh (với Mặc Thế Nhân)
5. Lời Tạ Tình 11. Nước Mắt Mẹ Mừng
6. Mùa Xuân Thăm Nhau 12. Chết Non (lời: Đinh Việt Lang)
13. Hồn Trinh Nữ (lời: thơ Nguyễn Bính)
> Duy Khánh trình bày: 12 Ca Khúc của TRỊNH LÂM NGÂN (Trần Trịnh, Lâm Đệ, Nhật Ngân)
Lời Giới Thiệu
Giã Từ Vũ Khí
Qua Cơn Mê
Xuân Này Con Sẽ Về
Ngày Đá Đơm Bông
Quê Hương Ôi, Thôi Đành Xa
Cám Ơn
Ru Ta Một Mình
Lời Đắng Cho Cuộc Tình
Lính Xa Nhà
Tâm Sự Người Hát Bài Quê Hương
Xuân Này Con Không Về
Một Số Ca Khúc
Lê Tấn Quốc (saxo) Ngân Khánh (piano-hòa tấu)
Tôi Đưa Em Sang Sông (cùng Y Vũ): Lệ Thu Khánh Ly Vũ Khanh Nguyễn Hưng
Linh Phương (piano solo) Đỗ Đình Phương (guitar solo) Ngân Khánh (piano-hòa tấu) Saxo solo
Qua Cơn Mê (cùng Trần Trịnh) : Nhật Trường Thanh Tuyền Duy Khánh (youtube)Lê Tấn Quốc (saxo) Ngân Khánh (piano-hòa tấu)
Cám Ơn - Tiếng hát: Thái Châu
Rước Xuân Về Nhà - Tiếng hát: Hoàng Oanh
Anh Giải Phóng Tôi hay Tôi Giải Phóng Anh? - Tiếng hát: Ngọc Minh
Người Nuôi Hy Vọng - Tiếng hát: Như Mai
Tôi Biết Tôi Sẽ Buồn - Tiếng hát: Phương Hồng Ngọc
Hương - thơ: Nguyễn Long - Tiếng hát: Nguyễn Hưng
Bông Hồng Trắng - Tiếng hát: Thanh Thúy
NSTrần Trịnh & NS Nhật Ngân NS Nhật Ngân & NS Trầm Tử Thiêng
Bao Giờ Gặp Lại Em? - Tiếng hát: Khánh Ly
Vòng Tay Học Trò (Lời: Ý từ truyện của Nguyễn Thị Hoàng) - Tiếng hát: Bích Hà
Như Mây Bay (cùng Trần Trịnh) - Tiếng hát: Mỹ Thể
Bao Giờ Ta Gặp Lại Ta? (cùng Trần Trịnh) - Tiếng hát: Anh Khoa
Lửa Mùa Hạ (cùng Trần Trịnh) - Tiếng hát: Phương Hồng Quế
Những Giọt Mưa Buồn - Tiếng hát: Thanh Thúy
Men Tình Mùa Hạ - Tiếng hát: Elvis Phương
Người Tình Và Mùa Thu - Tiếng hát: Carol Kim
Bài Ca Của Nàng - Tiếng hát: Giao Linh & Thanh Phong
Một Lần Dang Dở - Tiếng hát: Duy Quang
Yêu Một Mình (cùng Trần Trịnh) - Tiếng hát: Tuấn Vũ & Hương Lan
Xin Làm Chim Rừng Núi - Tiếng hát: Hương Lan
Xuân Này Con Về, Mẹ Ở Đâu? ( youtube) - Tiếng hát: Quang Lê
Ta Đã Gặp Mùa Xuân (cùng Trầm Tử Thiêng) - Tiếng hát: Ngọc Lan
Mưa Trên Biển Vắng (youtube - Lời Việt: Nhật Ngân) - Tiếng hát: Ngọc Lan
Tình Đến Chợt Đi (Lời Việt: Nhật Ngân) - Tiếng hát: Thái Thảo
Tình Buồn Trong Mưa (youtube) - Tiếng hát: Thúy Hằng
Gửi Người Về Cát Bụi (viết tiễn đưa nhạc sĩ Trúc Phương) - Tiếng hát: Duy Khánh
Lửa Bolsa - Ban Hợp Ca
Quảng Nam Quê Ta Ơi (youtube) - Ban Hợp Ca
Nhật Ngân nói về sáng tác ca khúc đấu tranh (Kim Nhung Show 2011)
(Tác
giả sáng tác ca khúc "Lửa Bolsa" sau khi tham dự một biểu tình với rừng
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trên Đại Lộ Bolsa ở Little Saigon, Nam California)
Ngày Ấy Không Xa (Điệp Khúc) - Sáng tác: Nhật Ngân 2011 (Họp Mặt Liên Trường Quảng Nam-Đà Nẵng)
Mỗi Mùa Xuân Thêm Một Lần Dối Mẹ - Trần Trung Ðạo
Nhớ năm ngoái mẹ có lần đã hỏi
Về chưa con sao vẫn thấy chưa về
Con lại phải thêm một lần nói dối
Chờ sang năm con hứa sẽ về quê
Về chưa con sao vẫn thấy chưa về
Con lại phải thêm một lần nói dối
Chờ sang năm con hứa sẽ về quê
Nếu chẳng phải vì thay tờ lịch mới
Chắc là con không biết có Xuân sang
Ðời nước Mỹ tháng ngày trôi qua chóng
Chưa kịp xoay đã hết một năm tròn
Chắc là con không biết có Xuân sang
Ðời nước Mỹ tháng ngày trôi qua chóng
Chưa kịp xoay đã hết một năm tròn
Bỗng sực nhớ đến lời ai đã nhắc
Lại lo tìm câu nói dối cho xong
Mười một mùa xuân miệt mài đất khách
Con dối đi dối lại biết bao lần
Lại lo tìm câu nói dối cho xong
Mười một mùa xuân miệt mài đất khách
Con dối đi dối lại biết bao lần
Căn nhà cũ chắc năm nay mục nát
Tiền gởi về không đủ mẹ nuôi thân
Con gái lớn theo chồng đi nơi khác
Con trai đầu biền biệt chốn xa xăm
Tiền gởi về không đủ mẹ nuôi thân
Con gái lớn theo chồng đi nơi khác
Con trai đầu biền biệt chốn xa xăm
Cây mai nhỏ ba đã trồng năm trước
Mấy xuân rồi có nở nụ nào không
Hay đã chết theo ba từ dạo ấy
Ðể mùa Xuân hoa trắng nở trong lòng
Mấy xuân rồi có nở nụ nào không
Hay đã chết theo ba từ dạo ấy
Ðể mùa Xuân hoa trắng nở trong lòng
Năm mới đến mẹ già thêm một tuổi
Tóc bạc hơn nhiều, má hóp răng long
Sao giấc ngủ chập chờn con thấy mẹ
Người đàn bà đẹp nhất ở trần gian
Tóc bạc hơn nhiều, má hóp răng long
Sao giấc ngủ chập chờn con thấy mẹ
Người đàn bà đẹp nhất ở trần gian
Năm mới đến con cũng già thêm tuổi
Xa mẹ hiền một tuổi nặng bằng hai
Tuổi nước Việt chất chồng lên quá khứ
Tuổi xứ người quần quật với tương lai
Xa mẹ hiền một tuổi nặng bằng hai
Tuổi nước Việt chất chồng lên quá khứ
Tuổi xứ người quần quật với tương lai
Con chẳng biết nói thế nào mẹ hiểu
Chẳng còn ai hiểu hết chuyện đời con
Non nước đó vẫn còn đầy dâu biển
Núi sông đây sao giữ được vuông tròn.
Nhật Ngân phổ nhạc và trình bày: > youtube > MP3
Chẳng còn ai hiểu hết chuyện đời con
Non nước đó vẫn còn đầy dâu biển
Núi sông đây sao giữ được vuông tròn.
Xuân này Ngân không về - Đỗ Xuân Tê
Một tài năng và nhân cách lớn trong sinh hoạt âm
nhạc hải ngoại đã ra đi vào ngày cuối năm. Nếu tính theo ngày ta thì
Nhật Ngân đi vào chiều ba mươi Tết trước khi xuân về trên quê hương.
Trong công trình sáng tác đồ sộ hơn 50 năm của anh gồm trên 200 ca khúc,
phải nói anh là người hay viết những bài ca về mùa xuân mà nội dung thế
nào cũng nói đến cái Tết cổ truyền của dân tộc Việt, một tập tục gợi
nhớ những ngày xuân khi đất trời giao hòa, nhà nhà xum họp mừng vui cho
cuộc sống bước vào năm mới.
Một trong những bài hát được quần chúng hâm
mộ nhất là bài "Xuân này con không về" và thực sự bài này đã đi vào
huyền thoại. Ca khúc một thời không chỉ được hát hay thể hiện tâm tư của
những anh lính xa nhà vì hoàn cảnh chiến tranh không thể về thăm mẹ
thăm em vui xuân với bà con chòm xóm như những tháng năm thanh bình thuở
trước, mà bài hát còn theo chân những người con tha hương sau chiến
tranh dắt díu nhau ra hải ngoại để rồi mỗi khi Tết đến xuân về lại nức
nở sụt xùi nhớ mẹ, nhớ em trong phút giao thừa khói hương lan tỏa.
Bài
hát đã để lại dấu ấn khá đậm đà trong lòng những người xa xứ khi thế hệ
thứ hai ở hải ngoại vẫn còn biết nghe hoặc biết hát trong các dịp họp
mặt mừng Xuân tìm về tình tự dân tộc của những người con mang dòng máu
Việt. Lại càng vui khi tại quê nhà bài hát tuy không cho phép chính thức
nhưng vẫn được quần chúng thính giả sau chiến tranh công khai xử dụng
và cùng nhau chia sẻ mỗi khi đất trời vào xuân. Nói cho ngay, bài hát
mang sắc thái phi chính trị như nói hộ nhiều điều thể hiện niềm thương
nỗi nhớ cho bất cứ thân phận nào do hoàn cảnh vì cuộc sống vì sinh kế
phải xa quê xa gia đình, cuối năm không thể về thăm cha thăm mẹ để sưởi ấm lại tình thương, để cùng nhau nhâm
nhi chút mứt gừng, ăn chút bánh tét, bánh chưng trong ba ngày Tết, có
gần thì cũng kẻ trong nam người ngoài bắc, người thành thị kẻ dưới quê,
còn xa thì tận mãi đông Âu, xứ Nga, xứ Hàn, Đài Loan, Campuchia, Lào,
Thái…
Là người làm công tác văn
nghệ cùng ngành với Nhật Ngân khi anh bị động viên vào quân ngũ, tôi
chưa thấy bài hát nào được thính giả yêu cầu hát nhiều lần trong mỗi dịp
xuân về trên làn sóng phát thanh truyền hình miền Nam, trên các sân
khấu ca nhạc lớn nhỏ, trong các chuyến lưu diễn nơi tiền đồn, xã ấp, rồi
các đơn vị đóng quân nơi rừng sâu núi thẳm, hải đảo xa xôi, các tụ điểm
bến xe, bến phà, nhà ga, sân bay, bến cảng, nói chung từ tiền tuyến đến
hậu phương, từ làng quê lên phố thị ... đâu đâu cũng nghe văng vẳng
tiếng hát của các nghệ sĩ nổi tiếng một thời, trong đó phải kể ca sĩ Duy
Khánh, người thể hiện thành công nhất bài hát này, đặc biệt vào những
chiều cuối năm lan tỏa sang những ngày đầu xuân. Có điều trớ trêu là
xuân về thì chỉ mong xum vầy đoàn tụ, vợ trẻ mong chồng, mẹ già mong
con, con thơ ngóng bố, em gái hậu phương trông anh trai tiền tuyến,
người yêu quê nhà chờ bạn tình xa… ai lại đi hát đi nghe những ca khúc
nội dung chia phôi lỗi hẹn vào những giây phút đã không vui mà nuớc mắt
lại trào?
Nhưng rồi ra ai cũng hiểu khi đất nuớc còn chiến tranh quê hương còn khói lửa thì mấy ai, mấy gia đình hưởng trọn được niềm vui? Cho nên Nhật Ngân như hiểu được tâm trạng này nên anh đã viết lên ca khúc mà âm
điệu thì lắng sâu ray rứt, ca từ thì mộc mạc chân quê, ai hát cũng được,
ai nghe cũng mủi lòng. Tôi nhớ một lần trình diễn bên Lào đầu thập niên
’70, hồi ấy chưa có chuyện di tản vượt biên hay lao động xuất khẩu, mà
khán giả chỉ là những bà con mình tha phương cầu thực trên đất khách,
nhiều người đã khóc khi nghe hai bài hát "Đêm Đông" và "Xuân này con
không về".
Có điều bài hát như ‘quẩn’ vào người, rồi chính anh cũng không về, anh bỏ người thân bạn bè đồng nghiệp giới hâm
mộ vào giữa ngày giáp Tết trong sự ngỡ ngàng của chính vợ con anh. Xuân
này vì thế không có anh, nhưng bài hát huyền thoại thì đâu đây cứ vang
vọng nơi quê nhà, nơi đất khách vì vẫn còn nhiều thân phận đang lỗi hẹn
với mẹ cha, với anh em bạn bè, với người thân người yêu. Xuân này con
không về, xuân này anh không về, xuân này em không về... Rồi chính người
nhạc sĩ tài hoa cũng ‘Xuân này Ngân không về’… Nói về thời điểm, dù anh
ra đi không chọn ngày chọn tháng, dù những ngày đầu xuân theo lệ thường
thì ít ai muốn đến nhà tang chế, nhưng an ủi thay trước khi tiễn anh
vào mộ huyệt thì không ngớt những người yêu thương hâm mộ anh đã đến với
anh, không chỉ một lần mà tới ba lần: thứ sáu dành cho nhìn nhau lần
cuối, thứ bảy dành cho nghi lễ tiễn đưa, và Chủ nhật lại có cuộc họp mặt
tại hội trường Nhật báo Người Việt, môt hình thức tưởng niệm theo lối
Mỹ gồm đủ các giới tại quận Cam từ văn nhân nghệ sĩ, quan chức cộng
đồng, đồng hương đồng tuế, đến đồng đội đồng môn, liên hệ thầy trò
trường xưa bạn cũ… Buồn vui lẫn lộn, họ thân ái cùng nhau ôn lại những
kỷ niệm về anh, hát lại những bài hát nổi tiếng một thời của anh qua
chính những chứng nhân đã một lần sinh hoạt với anh, đàn hát với anh,
sống chết với anh, cưu mang và hâm mộ anh. Ngẫm cho cùng, Nhật Ngân
không về mùa xuân này, một mùa xuân dành cho những nhân thân nơi cõi tạm
quê nhờ, mà thực sự anh đã đi vào mùa xuân vĩnh cửu, nơi không còn ghen
ghét hận thù, nơi chẳng còn sinh ly tử biệt, một chốn bình yên một ‘thiên đường này anh mơ ước bao lâu’ như chính anh đã viết trong bài "Một mai giã từ vũ khí" cách đây bốn mươi năm.
Tôi
mượn lời của nhà thơ Nguyên Sa, một cây đại thụ của làng thơ trong văn
học Việt, ít khi có những phê bình đánh giá về các khuôn mặt âm nhạc
Việt Nam, nhưng lúc ông còn sinh thời lại dành cho Nhật Ngân một góc
nhìn rất nhân bản về con người và sáng tác đa dạng của anh:
Nếu bạn khi nghe nhạc Nhật Ngân có cảm tưởng ít nhất hai Nhật Ngân, bạn không phải là người đầu tiên và cuối cùng có cảm tưởng này. Có Nhật Ngân chàng trai xứ Huế, có Nhật Ngân đưa em sang sông, Nhật Ngân Tango say và Nhật Ngân viết nhạc buồn, Nhật Ngân lính xa nhà, Xuân này con không về, không bỏ được anh em đồng đội và Nhật Ngân dằn vặt với số phận con người, nghĩ mình như hạt sương treo đầu cành…(ngưng trích)
Theo
dòng tiểu sử, tôi xin được bổ sung thêm về quê quán của Nhật Ngân, anh
gốc Thanh Hóa, có sống ở Huế một thời gian không lâu, nhưng gắn bó nhất
với thời trai trẻ của anh vẫn là quê hương Quảng Nam-Đà Nẵng một vùng
đất anh luôn ôm ấp như chính những người con xứ Quảng cũng nhiệt tình
đón nhận thương mến anh, và nếu nghe lại bài ca, "Quảng Nam quê ta ơi"
anh sáng tác riêng cho vùng đất địa linh nhân kiệt này thì mới hiểu hết
tình quê xứ Quảng nơi anh.
Xin giã từ Nhật Ngân. Chúc anh trọn vẹn hành trình về nơi thiên đường anh từng mơ ước bao lâu.
Đỗ Xuân Tê
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire